SBT Lịch sử 8 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 | Giải SBT Lịch sử lớp 8

11.7 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 trang 108, 109, 100, 101 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 8 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Bài 1 trang 107 SBT Lịch sử 8: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Trước khi Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là

A. Tư sản và vô sản

B. Địa chủ phong kiến và tư sản

C. Công nhân và nông dân

D. Địa chủ phong kiến và nông dân

Trả lời:

Trước khi Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.

Chọn: D

Câu 2: Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta đầu tiên ở 

A. Đà Nẵng 

B. Huế

C. Gia Định

D. Hà Nội

Trả lời:

Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta đầu tiên ở Đà Nẵng

Chọn: A

Câu 3: Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam vào thời điểm

A. Ngày 1-9-1858

B. Ngày 17-2-1859

C. Ngày 24-2-1861

D. Ngày 5-6-1862

Trả lời:

Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam vào thời điểm ngày 1-9-1858.

Chọn: A

Câu 4: Người đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông năm 1861 là 

A. Nguyên Tri Phương

B. Nguyễn Trung Trực

C. Trương Định

D. Nguyễn Hữu Huân

Trả lời:

Người đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông năm 1861 là Nguyễn Trung Trực.

Chọn: B

Câu 5: Người được nhân dân suy tôn danh hiệu Bình Tây Đại nguyên soái là

A. Nguyễn Tri Phương

B. Nguyễn Trung Trực

C. Trương Định

D. Nguyễn Hữu Huân

Trả lời:

Người được nhân dân suy tôn danh hiệu Bình Tây Đại nguyên soái là Trương Định.

Chọn: C

Câu 6: Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là

A. Nguyễn Tri Phương

B. Phan Thanh Giản

C. Phan Đình Phùng

D. Hoàng Diệu

Trả lời:

Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là Hoàng Diệu.

Chọn: D

Câu 7: Vị vua hạ "Chiếu Cần Vương" kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên cứu nước là

A. Hàm Nghi

B. Hiệp Hoà

C. Duy Tân

D. Đồng Khánh

Trả lời:

Vị vua hạ "Chiếu Cần Vương" kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên cứu nước là Hàm Nghi.

Chọn: A

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương là

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy

B. Khởi nghĩa Ba Đình

C. Khởi nghĩa Hương Khê

D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh

Trả lời:

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê.

Chọn: C

Câu 9: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Ba Đình

B. Khởi nghĩa Yên Thế

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy

D. Khởi nghĩa Hương Khê

Trả lời:

Cuộc khởi nghĩa không nằm trong phong trào Cần vương là khởi nghĩa Yên Thế.

Chọn: B

Câu 10: Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã làm phân hoá xã hội Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện là 

A. Địa chủ - tư sản - tiểu tư sản

B. Công nhân - nông dân- tư sản

C. Công nhân – tư sản - tiểu tư sản

D. Địa chủ - công nhân - nông dân

Trả lời:

Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã làm phân hoá xã hội Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện là công nhân - tư sản - tiểu tư sản.

Chọn: C

Câu 11: Nguyễn Tất Thành đã quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước vì 

A. Muốn tìm hiểu các nước phương Tây làm cách mạng thế nào.

B. Muốn nhờ sự giúp đỡ của Pháp để khai hoá văn minh.

C. Muốn nhờ sự giúp đỡ của các nước phương Tây để giành độc lập cho Việt Nam.

D. Tìm cách liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài để đấu tranh cứu nước.

Trả lời:

Nguyễn Tất Thành đã quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước vì muốn tìm hiểu các nước phương Tây làm cách mạng thế nào.

Chọn: A

Bài 2 trang 108 SBT Lịch sử 8: Lập bảng thống kê những sự kiện chính phản ánh những quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.

SBT Lịch sử 8 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 | Giải SBT Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)
Trả lời:
SBT Lịch sử 8 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 | Giải SBT Lịch sử lớp 8 (ảnh 2)
Bài 3 trang 109 SBT Lịch sử 8 : Hãy nối các mốc thời gian với sự kiện lịch sử sao cho đúng.
SBT Lịch sử 8 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 | Giải SBT Lịch sử lớp 8 (ảnh 3)
Trả lời:
SBT Lịch sử 8 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 | Giải SBT Lịch sử lớp 8 (ảnh 4)
Bài 4 trang 109 SBT Lịch sử 8: Thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương theo bảng sau.

SBT Lịch sử 8 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 | Giải SBT Lịch sử lớp 8 (ảnh 5)
Trả lời:
SBT Lịch sử 8 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 | Giải SBT Lịch sử lớp 8 (ảnh 6)
Bài 5 trang 110 SBT Lịch sử 8: Hãy điền nội dung phù hợp vào cột bên phải để hoàn chỉnh bảng thống kê sau về các sự kiện tiêu biểu trong phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX.

Thời gian

Nội dung sự kiện

Tháng 5 - 1904

Tháng 11 - 1907

Tháng 3 - 1909

Tháng 2 - 1913

 

Trả lời:

Thời gian

Nội dung sự kiện

Tháng 5 - 1904

Tháng 11 - 1907

 

Tháng 3 - 1909

Tháng 2 - 1913

- Thành lập Hội Duy Tân. 

- Đông Kinh nghĩa thục. Tháng 11 - 1907, trường bị đóng cửa, hầu hết giáo viên bị bắt, sách báo bị cấm hoặc tịch thu.

- Trận Hàm Lợn tháng 3 - 1909.

- Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã.

Bài 6 trang 110 SBT Lịch sử 8: Hãy nối các nhân vật lịch sử với xu hướng cách mạng của họ cho đúng.
SBT Lịch sử 8 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 | Giải SBT Lịch sử lớp 8 (ảnh 7)
Trả lời:
SBT Lịch sử 8 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 | Giải SBT Lịch sử lớp 8 (ảnh 8)
Bài 7 trang 110 SBT Lịch sử 8: Nhận xét về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX theo bảng sau.

Nội dung nhận xét

Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX

Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

Chủ trương đường lối

 

 

Biện pháp đấu tranh

 

 

Thành phần tham gia

 

 

Hình thức hoạt động

 

 

 Trả lời:

Một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX:

- Giống nhau: Phong trào yêu nước trong cả hai giai đoạn đều thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc.

- Khác nhau:

Nội dung nhận xét

Phong trào yêu nước

cuối thế kỉ XIX

Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

Chủ trương đường lối

Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến

Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, kết hợp cải cách xã hội, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và cộng hòa (tư sản).

Biện pháp đấu tranh

Khởi nghĩa vũ trang

Khởi nghĩa vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội, kết hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài.

Thành phần tham gia

Sĩ phu yêu nước, nông dân

Sĩ phu yêu nước tiến bộ, nông dân, công nhân, binh lính.

Hình thức hoạt động

Xây dựng căn cứ, khởi nghĩa

Du học, mở trường học, cổ động phát triển kinh tế, khởi nghĩa.

Bài 8 trang 111 SBT Lịch sử 8: Kết cục thất bại của phong trào đấu tranh vũ trang của Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX nói lên điều gì? 
 Trả lời:

Kết cục thất bại của phong trào đấu tranh vũ trang của Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX nói lên:

- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến:

+ Phong trào Cần Vương (phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo) đã chấm dứt ở cuối thế kỉ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1896).

+ Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. 

- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản:

+ Hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh cũng rơi vào bế tắc.

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại.

- Các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta trên đây phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử.

- Nhưng đứng trước kẻ thù mới và chủ yếu là thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại.

=> Cách mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Do đó, cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Đảng phải có hệ tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường.

Bài 9 trang 111 SBT Lịch sử 8: Từ các tri thức lịch sử, hãy nêu nhận xét về đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Trả lời:
SBT Lịch sử 8 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 | Giải SBT Lịch sử lớp 8 (ảnh 9)
Đánh giá

0

0 đánh giá