Sách bài tập GDCD 7 Bài 7 (Cánh diều): Ứng phó với tâm lí căng thẳng

4.3 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 1 trang 37 SBT GDCD 7: Tình huống nào dưới đây là tình huống gây tâm lí căng thẳng thường gặp ở học sinh?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu 1 lựa chọn)

A. Chuẩn bị phải báo với bố mẹ về kết quả học tập chưa tốt của bản thân

B. Sắp vào phòng thi. 

C. Bị bạn bè hiểu nhầm

D. Trước một trận đấu thể thao

E. Gia đình đột ngột mất đi một người thân. 

G. Bị vướng vào nợ nần.

H. Xem phim kinh dị 

Trả lời:

- Lựa chọn các đáp án: A, B, C, E, H

Bài 2 trang 37 SBT GDCD 7: Những suy nghĩ, hành động nào dưới đây thể hiện tâm lí căng thẳng?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Suy nghĩ, hành động

Thể hiện căng thẳng tâm lí

Không thể hiện căng thẳng tâm lí

1. Luôn cảm thấy mình vô dụng, không có giá trị

   

2. Luôn đặt ra mục tiêu trước các ki thi

   

3. Thích ở một mình, tự tách khỏi người thân và bạn bè

   

4. Thấy không hài lòng với bạn bè, người thân

   

5. Chơi thể thao

   

6. Khóc lóc

   

7. Cười một mình

   

8. Thấy mọi người không ai quan tâm, yêu thương mình

   

9. Lầm lì, ít nói

   

10, Gây gổ, đánh nhau với bạn khác

   

Trả lời:

Suy nghĩ, hành động

Thể hiện căng thẳng tâm lí

Không thể hiện căng thẳng tâm lí

1. Luôn cảm thấy mình vô dụng, không có giá trị

x

 

2. Luôn đặt ra mục tiêu trước các ki thi

 

x

3. Thích ở một mình, tự tách khỏi người thân và bạn bè

x

 

4. Thấy không hài lòng với bạn bè, người thân

x

 

5. Chơi thể thao

 

x

6. Khóc lóc

x

 

7. Cười một mình

 

x

8. Thấy mọi người không ai quan tâm, yêu thương mình

x

 

9. Lầm lì, ít nói

x

 

10. Gây gổ, đánh nhau với bạn khác

x

 

Bài 3 trang 38 SBT GDCD 7: Biểu hiện căng thẳng tâm lí dưới đây là biểu hiện về thể chất, tinh thần, hành vi hay cảm xúc?

(Hãy sắp xếp vào ô tương ứng)

1. Ngủ li bì

2. Tự tử

3. Sụt cân nhanh chóng

4. Ăn nhiều bất thường

5. Mất niềm tin vào mọi người

6. Không thể tập trung học tập

7. Sợ hãi, hoảng loạn

8. Tự đánh đập bản thân

9. Thất vọng về một ai đó

10. Cảm thấy chán chường

11. Rối loạn giấc ngủ

12. Tâm trạng bất an

13. Tìm cách đổ lỗi cho người khác

14. Bất an, lo lắng

15. Uất ức

16. Gây sự với người khác

17. Mặt nóng bừng

18. Đau dạ dày

19. Đập phá đồ đạc

20. Đánh người khác

Biểu hiện căng thẳng tâm lí

A. Thể chất

B. Tinh thần

C. Hành vi

D. Cảm xúc

       
       
       
       
       
       
       

Trả lời:

Biểu hiện căng thẳng tâm lí

A. Thể chất

B. Tinh thần

C. Hành vi

D. Cảm xúc

1. Ngủ li bì

6. Không thể tập trung học tập

2. Tự tử

5. Mất niềm tin vào mọi người

3. Sụt cân nhanh chóng

7. Sợ hãi, hoảng loạn

4. Ăn nhiều bất thường

9. Thất vọng về một ai đó

11. Rối loạn giấc ngủ

12. Tâm trạng bất an

8. Tự đánh đập bản thân

10. Cảm thấy chán chường

17. Mặt nóng bừng

14. Bất an, lo lắng

13. Tìm cách đổ lỗi cho người khác

9. Thất vọng về một ai đó

18. Đau dạ dày

15. Uất ức

16. Gây sự với người khác

 
   

19. Đập phá đồ đạc

 
   

20. Đánh người khác

 

Bài 4 trang 39 SBT GDCD 7: Hãy nối thông tin ở cột A với mỗi thông tin ở cột B sao cho phù hợp.

undefined (ảnh 1)

Trả lời:

Ghép nối:

1 - D

2 - A

3 - C

4 - B

Bài 5 trang 39 SBT GDCD 7: Hãy xác định biểu hiện, nguyên nhân gây tâm lí căng thẳng của các bạn học sinh dưới đây. Đó là loại nguyên nhân gây tâm lí căng thằng nào?

1. Tùng đang ôn bài để ngày mai thi hết học kì nhưng nhà hàng xóm hát karaoke đầm ĩ khiên Tùng cảm thấy bực mình, khó chịu và không thể tập trung.

2. Gần đây Sang hay bị một số anh lớp trên gây sự trên đường đi học. Sang rất lo sợ và thường xuyên mơ thấy ác mộng.

3. Xuân đi học thêm quá nhiều nên không có thời gian để hoàn thành bài tập trên lớp và giải trí. Bạn thường xuyên bị mất ngủ.

4. Mi vốn là một cô bé thể trạng không tốt, dễ bị tổn thương nên khi bị bố mẹ trách măng Mi thưởng cảm thấy mình vô dụng và không có giá trị gì với mọi người.

Trả lời:

- Tình huống 1:

+ Biểu hiện căng thẳng: Tùng cảm thấy bực mình, khó chịu và không thể tập trung

+ Nguyên nhân gây căng thẳng: kì thi đến gần; sự ồn ào của hàng xóm.

=> Đây là nguyên nhân khách quan gây nên tâm lí căng thẳng.

- Tình huống 2:

+ Biểu hiện căng thẳng: Sang cảm thấy lo sợ và thường xuyên mơ thấy ác mộng

+ Nguyên nhân gây căng thẳng: bạo lực học đường

=> Đây là nguyên nhân khách quan gây nên tâm lí căng thẳng.

- Tình huống 3:

+ Biểu hiện căng thẳng: Xuân thường xuyên bị mất ngủ.

+ Nguyên nhân gây căng thẳng: áp lực học tập; không cân đối thời gian giữa học tập và giải trí.

=> Đây là nguyên nhân khách quan gây nên tâm lí căng thẳng.

- Tình huống 4:

+ Biểu hiện căng thẳng: Mi cảm thấy mình vô dụng và không có giá trị gì với mọi người.

+ Nguyên nhân gây căng thẳng: thể trạng không tốt

=> Đây là nguyên nhân chủ quan gây nên tâm lí căng thẳng.

Bài 6 trang 40 SBT GDCD 7: Bài kiểm tra môn Vật lí của Nam được 5 điểm nên cậu buồn và lo lắng vì sợ về nhà bị mẹ mắng bởi bạn thưởng được điểm cao. Nam đã giải bài kiểm tra đi nhưng bị mẹ phát hiện. Nam hứa với mẹ sẽ  làm bài kiểm tra thật tốt trong dịp thi cuối học kì để gỡ lại điểm. Tuy nhiên, trong giờ thì việc nhất định phải được điểm cao khiến Nam

căng thẳng, không nhớ được công  thức. Để giải quyết việc này, Nam đã mở tài liệu và bị huỷ bài thi, Vi quá sợ mẹ nên Nam đã đi lang thang, Nam không dám về nhà.

a) Em nhận xét thế nào về cách ứng phó của Nam trước tình huống gây tâm lí căng thẳng Nam gặp phải?

b) Theo em, học sinh trung học Cơ sở cần làm gì để từng phó với áp lực học tập và kì vọng của gia đình? 

Trả lời:

Yêu cầu a) Nhận xét: trong trường hợp trên, bạn Nam đã ứng phó một cách tiêu cực khi gặp phải tình huống gây tâm lí căng thẳng.

Yêu cầu b) Theo em, để ứng phó với áp lực hoch taaoh cad kì vọng của gia đình, học sinh THCS cần:

+ Thiết lập kế hoạch học tập một cách khoa học, hợp lí, cân đối giữa thời gian học tập và thời gian vui chơi, giải trí.

+ Đặt mục tiêu học tập rõ ràng, vừa sức và quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đặt ra

+ Trang bị phương pháp học tập khoa học, phù hợp với bản thân

+ Chủ động ôn luyện kiến thức – kĩ năng học tập trước các kì thi

+ Chia sẻ, tâm sự với bố mẹ, người thân,…

Bài 7 trang 40 SBT GDCD 7: Gia đình Tô không được hạnh phúc, Bố mẹ cậu thường xuyên xảy ra cãi vã. Mỗi lần như  vậy Tô cảm thấy rất chán nản, cậu thường bỏ  nhà ra cửa hàng chơi game online. Có lần cậu ở lì tại cửa hàng 3 ngày chỉ ăn bánh mì và mì tôm cho qua bữa. Em nhận xét gì về việc Tô bỏ nhà và chơi game online mỗi khi bố mẹ cãi nhau? Em có lời khuyện gì cho bạn trong tình huống trên? 

Trả lời:

- Hành động bỏ nhà và chơi game online mỗi khi bố mẹ cãi nhau của Tô thể hiện thái độ tiêu cực, cho thấy bạn Tô chưa biết cách ứng phó với tình huống gây căng thẳng.

- Lời khuyên cho bạn Tô:

+ Không nên bỏ nhà ra cửa hàng chơi game

+ Nên chia sẻ, tâm sự với bố mẹ để bố mẹ hiểu được cảm xúc của Tô mỗi khi bố mẹ bất hòa, từ đó khuyên bố mẹ hãy nhường nhịn nhau, chung sống hòa thuận hơn

+ Tìm kiếm sự khuyên nhủ, giúp đỡ từ những người thân khác, ví dụ như: ông bà nội/ ngoại; các cô/ chú/ bác,…

Bài 8 trang 40 SBT GDCD 7: Căng thẳng tâm lí khi học online

Theo thống kê vào đầu tháng 6/2021 của Bệnh viện Tâm thần Trung ương (Hà Nội), trong số những người có biểu hiện tâm lí bất bình thường đến khám, tư vấn  thời gian qua thì có đến 30% là học sinh, sinh viên. 

Đang là một học sinh chăm chỉ học hành, bạn TH (học sinh lớp 7) bỗng trở nên  chán học, học không tập trung, thường ngủ gục, kể từ khi em chuyển sang học online. Bạn cũng ít nói chuyện với ông bà, cha mẹ như trước.

Hay như tình trạng của bạn Nh, trải qua thời kì dài học online do dịch bệnh, lần đầu tiên trải nghiệm, bạn háo hức được mấy tngày đầu. Sau đó, ngày nào vào bạn cũng than chán, mệt và không thích học. Ngược lại, S (học sinh lớp 8) thì lại dành quá nhiều thời gian học và làm bài tập trên máy tính khiến đầu óc luôn trong trạng thái căng thẳng, mắt kém do tiếp xúc với máy tính nhiều, không có thời gian và điều kiện để vui chơi giải trí. Gần như bạn ở lì trong phòng riêng với máy tính cả ngày, tính nết trở nên lặng lẽ, dễ cáu kỉnh.

a) Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tâm lí căng thẳng của học sinh khi học online trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19?

b) Theo em, học sinh có thể làm gì để ứng phó với tâm lí căng thẳng khi học online? 

Trả lời:

Yêu cầu a) Nguyên nhân dẫn đến tâm lí căng thẳng của học sinh khi học online là do: 

+ Sự bí bách của không gian sống và thiếu sự giao lưu, tương tác trực tiếp giữa các bạn học sinh với thầy cô, bạn bè, người thân.

+ Sử dụng các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính,…) trong thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi.

Yêu cầu b) Theo em, để ứng phó với tâm lí căng thẳng khi học online, các bạn học sinh cần:

+ Duy trì hành vi tích cực như: ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục – thể thao, truy cập Internet có kiểm soát...

+ Thường xuyên trò chuyện, tâm sự với bạn bè, người thân (đặc biệt là: bố mẹ, anh/ chị,…)

+ Lập kế hoạch học tập một cách khoa học, hợp lí; cân đối giữa thời gian học tập và vui chơi, giải trí,…

+ …

Bài 9 trang 41 SBT GDCD 7: Có ý kiến cho rằng, để ứng phó với tâm lí căng thẳng, mỗi người cần có một sở thích, đam mê để theo đuổi, bởi nó giúp con người tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, tránh được những suy nghĩ việc làm tiêu cực.

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? 

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến trên. Vì: khi có một sở thích, đam mê để theo đuổi, mỗi người sẽ:

+ Xác định được mục tiêu sống/ làm việc,… và luôn nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu đó

+ Tâm trí và cơ thể luôn tràn đầy năng lượng tích cực.

+ Dễ dàng kết nối, tâm sự, chia sẻ với những người có cùng sở thích, đam mê

+ …

Bài 10 trang 41 SBT GDCD 7: Đọc tình huống và cho biết suy nghĩ của bạn nào dưới đây là đúng.

A. Gần đây Tuyết và bố mẹ có chuyện hiểu nhầm. Tuyết cho rằng bố mẹ không thương yêu mình nên không muốn nói chuyện và xa cách với bố mẹ.

B. Hùng đang rất chán nản và thất vọng vì kết quả thi học kì của mình. Thấy Hùng như vậy nên Dương nghĩ sẽ rủ Hùng đi đá bóng và tâm sự với Hùng cho Hùng bớt buồn.

C. Vy đang rất đau lòng vì một người thân trong gia đình mới qua đời. Vy tìm đến rượu bia vì cho rằng rượu bia khiến Vy quên đi được nỗi đau này.

D. Một số bạn trong lớp có phần xa lánh Hà vì Hà là con nhà nghèo, quần áo không đẹp. Điều này khiến Hà xấu hổ, buồn bực và cho rằng đó là do lỗi của bố mẹ.

Trả lời:

- Trong các tình huống trên:

+ Bạn Dương (ở tình huống B) là suy nghĩ và hành động đúng đắn.

+ Các bạn Tuyết (tình huống A); Vy (tình huống C) và Hà (tình huống D) có suy nghĩ và hành động tiêu cực, chưa đúng đắn.

Bài 11 trang 42 SBT GDCD 7: Em hãy quan sát thời gian biểu dưới đây của bạn Vân, chỉ là nguyên nhân dân đến tâm lí căng thẳng của bạn và đưa ra cho bạn một số lời khuyên phù hợp.

undefined (ảnh 2)

Trả lời:

- Nguyên nhân dẫn đến tâm lí căng thẳng của Vân là do: bạn Vân sắp xếp thời gian và kế hoạch học tập chưa phù hợp, chưa có sự cân đối giữa học tập và giải trí, thư giãn.

- Lời khuyên cho Vân:

+ Sắp xếp lại kế hoạch học tập cho phù hợp hơn, đảm bảo cân đối thời gian giữa việc học tập và vui chơi, giải trí

+ Thư giãn, giải trí bằng các hoạt động lành mạnh, như: luyện tập thể dục – thể thao; làm những việc mà bản thân yêu thích; hít thở sâu, nghe nhạc,…

+ Tăng cường tương tác, trò truyện, tâm sự với người thân, bạn bè/ thầy cô giáo,…

Bài 12 trang 42 SBT GDCD 7: Những câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây cho em bài học gì về ứng phó với căng thẳng tâm lí?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu êm lựa chọn) 

A. Giận quá mất không 

B. Ăn có nhai, nói có nghĩ. 

C. Giận cá chém thớt, 

D. Kim vàng ai nỡ uốn câu / Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời. 

E. Sảy chân, gượng lại còn vừa / Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ. 

G. Chưa đánh được người mặt đỏ như vàng / Đánh được người mặt vàng như nghệ.

Trả lời:

- Lựa chọn các đáp án: B, D

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Quản lí tiền

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 8: Bạo lực học đường

Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường

Bài 10: Tệ nạn xã hội

Đánh giá

0

0 đánh giá