Căng thẳng tâm lí khi học online: Theo thống kê vào đầu tháng 6/2021

635

Với giải Bài 8 trang 40 SBT Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 8 trang 40 SBT GDCD 7: Căng thẳng tâm lí khi học online

Theo thống kê vào đầu tháng 6/2021 của Bệnh viện Tâm thần Trung ương (Hà Nội), trong số những người có biểu hiện tâm lí bất bình thường đến khám, tư vấn  thời gian qua thì có đến 30% là học sinh, sinh viên. 

Đang là một học sinh chăm chỉ học hành, bạn TH (học sinh lớp 7) bỗng trở nên  chán học, học không tập trung, thường ngủ gục, kể từ khi em chuyển sang học online. Bạn cũng ít nói chuyện với ông bà, cha mẹ như trước.

Hay như tình trạng của bạn Nh, trải qua thời kì dài học online do dịch bệnh, lần đầu tiên trải nghiệm, bạn háo hức được mấy tngày đầu. Sau đó, ngày nào vào bạn cũng than chán, mệt và không thích học. Ngược lại, S (học sinh lớp 8) thì lại dành quá nhiều thời gian học và làm bài tập trên máy tính khiến đầu óc luôn trong trạng thái căng thẳng, mắt kém do tiếp xúc với máy tính nhiều, không có thời gian và điều kiện để vui chơi giải trí. Gần như bạn ở lì trong phòng riêng với máy tính cả ngày, tính nết trở nên lặng lẽ, dễ cáu kỉnh.

a) Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tâm lí căng thẳng của học sinh khi học online trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19?

b) Theo em, học sinh có thể làm gì để ứng phó với tâm lí căng thẳng khi học online? 

Trả lời:

Yêu cầu a) Nguyên nhân dẫn đến tâm lí căng thẳng của học sinh khi học online là do: 

+ Sự bí bách của không gian sống và thiếu sự giao lưu, tương tác trực tiếp giữa các bạn học sinh với thầy cô, bạn bè, người thân.

+ Sử dụng các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính,…) trong thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi.

Yêu cầu b) Theo em, để ứng phó với tâm lí căng thẳng khi học online, các bạn học sinh cần:

+ Duy trì hành vi tích cực như: ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục – thể thao, truy cập Internet có kiểm soát...

+ Thường xuyên trò chuyện, tâm sự với bạn bè, người thân (đặc biệt là: bố mẹ, anh/ chị,…)

+ Lập kế hoạch học tập một cách khoa học, hợp lí; cân đối giữa thời gian học tập và vui chơi, giải trí,…

+ …

Xem thêm lời giải sách bài tập GDCD 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1 trang 37 SBT GDCD 7: Tình huống nào dưới đây là tình huống gây tâm lí căng thẳng thường gặp ở học sinh?...

Bài 2 trang 37 SBT GDCD 7: Những suy nghĩ, hành động nào dưới đây thể hiện tâm lí căng thẳng?...

Bài 3 trang 38 SBT GDCD 7: Biểu hiện căng thẳng tâm lí dưới đây là biểu hiện về thể chất, tinh thần, hành vi hay cảm xúc?...

Bài 4 trang 39 SBT GDCD 7: Hãy nối thông tin ở cột A với mỗi thông tin ở cột B sao cho phù hợp...

Bài 5 trang 39 SBT GDCD 7: Hãy xác định biểu hiện, nguyên nhân gây tâm lí căng thẳng của các bạn học sinh dưới đây. Đó là loại nguyên nhân gây tâm lí căng thằng nào?...

Bài 6 trang 40 SBT GDCD 7: Bài kiểm tra môn Vật lí của Nam được 5 điểm nên cậu buồn và lo lắng vì sợ về nhà bị mẹ mắng bởi...

Bài 7 trang 40 SBT GDCD 7: Gia đình Tô không được hạnh phúc, Bố mẹ cậu thường xuyên xảy ra cãi vã. Mỗi lần như  vậy Tô...

Bài 9 trang 41 SBT GDCD 7: Có ý kiến cho rằng, để ứng phó với tâm lí căng thẳng, mỗi người cần có một sở thích, đam mê để...

Bài 10 trang 41 SBT GDCD 7: Đọc tình huống và cho biết suy nghĩ của bạn nào dưới đây là đúng...

Bài 11 trang 42 SBT GDCD 7: Em hãy quan sát thời gian biểu dưới đây của bạn Vân, chỉ là nguyên nhân dân đến tâm lí căng thẳng...

Bài 12 trang 42 SBT GDCD 7: Những câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây cho em bài học gì về ứng phó với căng thẳng tâm lí?...

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Quản lí tiền

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 8: Bạo lực học đường

Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường

Bài 10: Tệ nạn xã hội

Đánh giá

0

0 đánh giá