Sách bài tập GDCD 7 Bài 8 (Cánh diều): Bạo lực học đường

4.6 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 8: Bạo lực học đường sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 8: Bạo lực học đường

Bài 1 trang 43 SBT GDCD 7: Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết hành vi bạo lực học đường được biểu hiện như thể nào qua mỗi hình ảnh.

Sách bài tập GDCD 7 Bài 8 (Cánh diều): Bạo lực học đường (ảnh 1)

Trả lời:

- Hình số 2: chê bai, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học

- Hình số 3: tẩy chay, cô lập, xua đuổi bạn học

- Hình số 4: trấn lột tiền của bạn học

- Hình số 5: sử dụng bạo lực để hành hạ, đánh đập, xâm phạm thân thể của bạn học

- Hình số 6: rủ rê, lôi kéo người khác kham gia vào việc cô lập, tẩy chay bạn học

Bài 2 trang 43 SBT GDCD 7: Hành vi nào dưới đây là bạo lực học đường?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) 

A. Nói xấu, xúc phạm bạn khi bạn không chép bài cho mình.

B. Đánh hội đồng bạn học cùng trường vì không chịu làm “ôsin" sai vặt trong lớp. 

C. Giận bạn vì bạn không cho tình nhìn bài.

D. Lăng mạ bạn khi bạn không chơi với nhóm của mình. 

E. Đánh bạn cùng trường vì cho là nhìn đều minh. 

G. Lập nhóm đánh nhau với nhóm ở lớp khác

H. Quay mặt đi khi nghe người khác nói. 

I. Ghen ghét, đố kị khi bạn học giỏi hơn mình

K. Đánh bạn trong lớp chỉ vì hiểu lầm. 

L. Gửi tin nhắn đe doạ bạn cùng trường vi đã không ủng hộ mình.

M. Nhiều lần giơ nắm đấm đe doạ người khác

Trả lời:

- Lựa chọn các đáp án: A, B, D, E, G, K, L, M

Bài 3 trang 44 SBT GDCD 7: Bạo lực học đường gây ra hậu quả nào dưới đây với người bị bạo lực?

(Khoanh tròn chữ cái trước cất ti lựa chọn) 

A. Tổn thương về thể chất do bị đánh cá nhân hoặc hội đồng 

B. Lo lắng, bất an, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần. 

C. Lo lắng, căng thẳng đối với mọi người trong gia đình. 

D. Bị bạn bè chê cười vì không biết cách phòng tránh. 

E. Kết quả học tập giảm sút.

G. Buồn chán, có thể dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. 

Trả lời:

- Lựa chọn các đáp án: A, B, E, G

Bài 4 trang 44 SBT GDCD 7: Bạo lực học đường gây ra hậu quả nào dưới đây với người gây ra bạo lực?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu ch lựa chọn) 

A. Bị mọi người chê trách, xa lánh. 

B. Có thể bị nhà trường kỉ luật. 

C. Luôn sống trong cảnh lo lắng không yên. 

D. Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

E. Luôn nghĩ đến điều không vui trong cuộc sống.

G. Phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt về nhân cách. 

Trả lời:

- Lựa chọn các đáp án: A, B, D, G

Bài 5 trang 44 SBT GDCD 7: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG - NỖI ÁM ẢNH CỦA NHIỀU HỌC SINH

Những câu chuyện thứ nhất

 Trường học lẽ ra phải là nơi an toàn với học sinh, thế nhưng, chẳng biết từ bao giờ mà vẫn nạn bạo lực học đường lại xuất hiện và gây nhức nhối" tới như vậy. Những câu chuyện về bắt nạt bạn bè trong trường học ngày một gia tăng khiến ai  nấy đều vô cùng quan tâm và lo lắng.

 Bạn M học sinh trung học phổ thông nhớ lại thời học trung học cơ sở của mình, trong lớp có mấy bạn nữ là thành phần cá biệt, thành tích học tập thì rất thấp nhưng lại rất hay đi bắt nạt người khác, lôi kéo những người khác không chơi với M. M không cho chép bài kiểm tra cũng bị đánh, chăm chỉ học tập cũng bị gắn mác là chảnh. M cảm thấy căng thẳng mỗi khi đến trường, vì sẽ đối diện với những con người xấu xa đó. Mỗi sáng thức dậy nghĩ đến việc đi học là M lại sợ hãi. Đến trường không có ai chơi cùng, học tập thì cứ bị quấy rầy, làm phiền. Lúc đó, M chỉ mong lớn thật nhanh để chăng phải đi học nữa.

Bạn K, học sinh trung học cơ sở thì kể lại, chuyện này không xảy ra với K nhưng lại xảy ra với bạn cùng lớp. Không rõ lí do ra sao, nhưng bạn ấy là đối tượng công kích của đám con trai trong lớp. Ngày nào đến trường cũng bị mấy đứa con trai giấu đồ, nhổ nước bọt lên cặp, túm tóc, xịt lốp xe. Sự việc diễn ra trong một thời gian dài nhưng chẳng ai dám đến can ngăn vì sợ liên luỵ. Mãi cho đến khi bạn ấy chuyển trường, điều duy nhất mà K còn nhớ về bạn ấy là sau những lần bị bắt nạt bạn ấy rất mạnh mẽ, không hề khóc, dù là con gái.

Việc bị bạn bè bắt nạt đã biến quãng đời học sinh của D thành chuỗi ngày sống trong bất an. Năm ấy, D là một trong những đứa đầu tiên sở hữu máy tính cầm tay khá hiện đại. Bạn ngồi cùng bàn với D nhiều lần mượn để làm trò ma trận gì đó, thậm chí những lúc D cần bạn ấy cũng không trả. Một lần, D đã lớn tiếng trách cứ khiến bạn nam này khó chịu và đấm vào mặt D. Không chỉ thế, bạn còn ném vỡ mất chiếc máy tính khiến D vô cùng đau xót. Sau đó, bạn ấy phải viết tường trình với cô giáo và xin lỗi D, dù vậy thái độ bạn nam kia cũng không hối lỗi lắm.

Còn vô vàn những câu chuyện như vậy xảy ra từng phút, từng giờ xung quanh chúng ta. Đối với người ngoài cuộc, đó chỉ là những câu nói vu vơ, những hành động trong thoáng chốc, nhưng với nạn nhân thì câu chuyện sẽ chẳng dừng lại ở đó mà trở thành "bóng ma" đeo bám mãi không thôi. Bản chất của bạo lực học đường là sự việc xảy ra trong nháy mắt, nhưng hậu quả lưu mãi về sau.

 Một bạn học sinh đã chia sẻ: “Em cảm thấy khó hiểu, tại sao trong rất nhiều người duy chỉ có em là bị bắt nạt, em đã làm sai điều gì sao?". Có thể thấy sau mỗi lần bị bắt nạt là sự hoài nghi và phủ nhận bản thân của chính nạn nhân, sẽ không hào hứng khi được học môn yêu thích, sẽ không vui vẻ khi được gặp bạn bè, sẽ không hồi hộp khi đón nhận thành tích nữa. Điều còn lại sau đó, chỉ là một “bóng tối" bao trùm mà không ai có thể cứu giúp được ngoài chính bản thân mình.

Những câu chuyện thứ hai

Khi chứng kiến những vụ bạo lực học đường, nhiều bạn không thể tin được vì không nghĩ học sinh lại có thể đối xử với nhau như vậy. Thực tế, ở nhiều trường học, bạo lực học đường xảy ra rất nhiều, nó không thể hiện ở việc đánh nhau, rủ đánh nhau, nhưng có thể bắt nạt nhau qua mạng, bắt đối phượt"g phải cúi chào hoặc ép nạn nhân thỉnh thoảng phải đem tiền,...

Nhưng vì sao nạn nhân không dám “đứng lên", vì họ sợ, sợ bị đánh. Vấn đề nhức nhối này không chỉ năm nay mà diễn ra nhiều năm rồi và chưa có một giải pháp triệt để nào cả.

Trong các hành vi bắt nạt, có rất nhiều hành động dễ dẫn đến các xung đột như: gửi các bình luận đe doạ, gây tổn thương thông qua email hoặc tin nhắn; chế nhạo các bình luận trong nhóm, diễn đàn, đăng tải công khai những bức ảnh gây xấu hổ. Bắt nạt trực tuyến cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn học đường và có thể dẫn đến bạo lực học đường.

Câu hỏi:

a) Theo em, những hành vi nào của các nhân vật trong các câu chuyện trên là hành vi bạo lực học đường?

b) Trong các câu chuyện trên, bạo lực học đường đã để lại những hậu quả gì đối với người bị bạo lực học đường? 

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Hành vi bạo lực học đường trong những câu chuyện thứ nhất, là:

+ Nhóm bạn học sinh nữ đã: bắt nạt, lôi kéo người khác không chơi với M; đánh đập M; lăng mạ, xúc phạm M

+ Nhóm bạn học sinh nam đã: giấu đồ, nhổ nước bọt lên cặp, túm tóc và xịt lốp xe của K

+ Bạn học sinh nam đã: đấm vào mặt D, phá hoạt chiếc máy tính của D

- Hành vi bạo lực học đường trong những câu chuyện thứ hai, là:

+ Đánh nhau

+ Bắt nạt nhau qua mạng

+ Bắt đối phương phải cúi cào hoặc trấn lột tài sản của đối phương

Yêu cầu b) Hậu quả đối với người bị bạo lực:

- Bị tổn thương về thể chất, tinh thần

- Giảm sút kết quả học tập và rèn luyện

Bài 6 trang 46 SBT GDCD 7: Vào tháng 3/2020, trên mạng xã hội lan truyền clip ba nữ sinh lớp 7 đánh hội đồng, vung tay tát liên tục vào mặt một nữ sinh lớp 8, vì nữ sinh này dám “xưng chị, gọi em trên Facebook". Đáng chú ý, trong đoạn clip này, các bạn học sinh còn đưa điện thoại để bạn quay lại sau đó đăng tải lên mạng xã hội vào tối cũng ngày. Trong khi đó, những bạn khác đứng ngoài chỉ nhìn xem và không hề can ngăn. Hậu quả, nữ sinh lớp 8 này bị xây xát mặt, bấm vùng thái dương hai bên.

a) Em hãy chỉ ra những hành vi có tính chất bạo lực học đường của các nữ sinh qua sự việc trên.

b) Em nhận xét thế nào về biểu hiện, việc làm của các bạn chứng kiến sự việc trên?

Trả lời:

Yêu cầu a) Những hành vi có tính chất bạo lực của các bạn nữ sinh trong sự trên:

- Tổ chức đánh hội đồng đối với bạn nữ sinh lớp 8

- Quay clip bạo lực rồi đăng tải lên mạng xã hội facebook

Yêu cầu b) Khi chứng kiến hành vi bạo lực của nhóm ba nữ sinh lớp 7, một số bạn học sinh khác đứng ngoài chỉ nhìn xem và không hề can ngăn => thái độ và hành động này thể hiện sự vô cảm, thiếu trách nhiệm của các bạn học sinh trong việc ngăn chặn bạo lực học đường.

Bài 7 trang 46 SBT GDCD 7: Vào đầu năm học 2021 2022, tại cổng trường một trường trung học cơ sở có hai nữ sinh mặc áo thể thao lao vào đánh nhau trước sự chứng kiến của đông đảo bạn bè. Được biết, trước đó, một trong hai bạn từng nhắc nhở bạn mình đừng pha đèn xe vào mặt, từ đó đã dẫn đến mâu thuẫn. Sau đó, một bạn đã nhắn tin hẹn bạn ra gặp nhau để giảng hoà vì quen biết trước đó. Thế nhưng, một trong hai bạn không đồng ý giảng hoà nên đã xảy ra vụ việc này.

a) Em có thể nói gì về nguyên nhân dẫn đến việc hai bạn nữ sinh đánh nhau?

b) Em có đồng ý với hành vi, biểu hiện của các bạn chứng kiến không? Vì sao? 

Trả lời:

Yêu cầu a) Nguyên nhân dẫn đến việc hai bạn nữ sinh đánh nhau bắt nguồn từ:

+ Sự va chạm rất nhỏ, bất đồng ý kiến, quan điểm giữa hai bạn nữ sinh

+ Thái độ thách thức, thiếu thiện chí của một trong hai bạn nữ sinh (khi không đồng ý giảng hòa).

Yêu cầu b) Các bạn học sinh chứng kiến đã không can ngăn hoặc thực hiện các biện pháp hữu ích khác nhằm ngăn chặn cuộc ẩu đả giữa hai nữ sinh. Thái độ và hành động của những bạn học sinh chứng kiến đã thể hiện sự vô cảm, thiếu trách nhiệm trong việc ngăn chặn bạo lực học đường.

Bài 8 trang 47 SBT GDCD 7: Trong khi phần lớn những vụ việc bạo lực học đường xảy ra ở trong và ngoài trường học, thì lại có vụ việc xảy ra ở ngay lớp học. Như trường hợp của M bị 5 bạn nam cùng lớp hành hung ngay tại lớp học, vì không cho bạn chép bài tập về nhà, hay vụ nữ sinh N bị nhóm bạn bắt quỳ gối yêu cầu xin lỗi ngay trên bục giảng trong giờ nghỉ giải lao vì không trả lời tin nhắn điện thoại. Sau vụ việc này, các bạn bị hành vi bạo lực cảm thấy rất lo sợ mỗi khi đến lớp, chỉ mong sao cho buổi học qua mau để thoát nạn, được về nhà.

Em có thể nói gì về hành vi của các bạn gây ra hành vi bạo lực trong hai trường hợp trên? Vì sao?

Trả lời:

- Nhận xét: các bạn gây ra hành vi bạo lực học đường trong 2 trường hợp trên:

+ Đã làm tổn thương thể chất/ tinh thần của bạn cùng lớp với mình.

+ Sẽ phải đối mặt với các hình thức kỉ luật của nhà trường

+ Có nguy cơ phát triển lệch lạc về nhân cách, lối sống,…

Bài 9 trang 47 SBT GDCD 7: H là một học sinh học giỏi, nhiệt tình công tác tập thể và hay giúp đỡ các bạn trong lớp nên được các bạn quý mến. Tuy nhiên, H thường hay nhắc nhở góp ý với các bạn học hành chểnh mảng, hay quậy phá trong lớp. Thấy vậy, V đã lập một nhóm trên Facebook gồm 5 người thường xuyên nói xấu, xúc phạm H và kêu gọi các bạn khác tẩy chay H. Thời gian đầu, H bị “sốc” nên cảm thấy rất buồn bã và bất lực. Nhưng rồi H được các bạn khác giúp đỡ, chủ động cùng H gặp các bạn đã nói xấu, xúc phạm mình. Sự việc được giải quyết, hai bên giảng hoà với nhau, gác lại chuyện cũ để cùng nhau học tập.

a) Hành vi bạo lực của nhóm bạn cùng lớp H biểu hiện như thế nào?

b) Em nhận xét thế nào về biểu hiện, hành vi của các bạn đã giúp H vượt qua sự việc bị bạo lực học đường?

Trả lời:

Yêu cầu a) Hành vi bạo lực của nhóm bạn cùng lớp H được thể hiện qua việc:

+ Lập một nhóm trên Facebook để thường xuyên nói xấu, xúc phạm H;

+ Kêu gọi các bạn khác tẩy chay H

Yêu cầu b) Các bạn trong lớp đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với H; từ đó có hành vi đúng đắn trong việc giúp H vượt qua tình trạng bạo lực học đường.

Bài 10 trang 47 SBT GDCD 7: Ở trường, lớp em có xảy ra bạo lực học đường không? Em hãy nói một số biểu hiện bạo lực học đường mà em chứng kiến hoặc biết, trong đó tiêu rõ:

- Biểu hiện của vụ việc. 

- Nguyên nhân xảy ra vụ việc

- Hậu quả của vụ việc,

- Biểu hiện, hành vi, thái độ của em và những người chứng kiến hoặc biết về vụ việc này.

Trả lời:

- Tình huống bạo lực: Do M không đồng ý cho N chép bài trong giờ kiểm tra nên N đã hẹn gặp M sau giờ học để nói chuyện. Tuy nhiên khi gặp mặt hai bạn đều tỏ gay gắt dẫn đến xô xát đánh nhau khiến cho cả hai đều bị xây xước.

- Biểu hiện của vụ việc: hai bạn M và N xảy ra xô xát, đánh nhau

- Nguyên nhân: do M không đồng ý cho N chép bài trong giờ kiểm tra

- Hậu quả: hai bạn M và N xô xát đánh nhau khiến cho cả hai đều bị xây xước.

- Hành vi, thái độ của em và những người chứng kiến:

+ Can ngăn hai bạn dừng hành động đánh nhau

+ Nhanh chóng báo cáo sự việc và nhờ sự trợ giúp của bác bảo vệ và các thầy cô giáo.

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 8: Bạo lực học đường

Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường

Bài 10: Tệ nạn xã hội

Bài 11: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội

Lý thuyết GDCD 7 Bài 8: Bạo lực học đường

1. Biểu hiện của bạo lực học đường

- Các hành vi bạo lực thể chất:

+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập;

+ Xâm hại thân thể, sức khỏe và các hành vi khác cố ý gây tổn thất về thể chất của người khác.

- Các hành vi bạo lực về tinh thần: lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn thất về tinh thần người khác.

Lý thuyết Bài 8: Bạo lực học đường - Cánh diều (ảnh 1)

Bạo lực học đường chuyện không của riêng ai

- Hành vi chiếm đoạt, hủy hoại gây tổn thất tài sản của người khác.

- Các hành vi bạo lực trực tuyến:

+ Nhắn tin, gọi điện, sử dụng hình ảnh cá nhân để uy hiếp, đe dọa, ép buộc người khác làm theo ý mình hoặc lăng mạ, bôi nhọ nhân phẩm người khác;

+ Lập hoặc tham gia các hội nhóm trên mạng để cô lập, tẩy chay một cá nhân hoặc nhóm khác.

Lý thuyết Bài 8: Bạo lực học đường - Cánh diều (ảnh 1)

Bạo lực trực tuyến (minh họa)

2. Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường

a. Nguyên nhân của bạo lực học đường:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Sự thiếu hụt kĩ năng sống

+ Thiếu sự trải nghiệm

+ Thích thể hiện bản thân

+ Tính cách nông nổi, bồng bột.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình

+ Những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

Lý thuyết Bài 8: Bạo lực học đường - Cánh diều (ảnh 1)

Thiếu sự quan tâm của gia đình

b. Hậu quả của bạo lực học đường.

- Người gây ra bạo lực học đường:

+ Có thể bị tổn thương về thể chất, tinh thần;

+ Bị lệch lạc nhân cách;

+ Phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

- Người bị bạo lực học đường:

+ Có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần

+ Giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.

- Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an, tổn hại về vật chất; xã hội thiếu an toàn và làng mạnh.

Lý thuyết Bài 8: Bạo lực học đường - Cánh diều (ảnh 1)

Nạn nhân của bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần

Đánh giá

0

0 đánh giá