Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 12 (Chân trời sáng tạo): Vương quốc Cam-pu-chia

6 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 7 Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 7 Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia

Bài tập 1 trang 35 SBT Lịch sử 7: Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Thế kỉ XIII, sứ thần nhà Nguyên là Chu Đạt Quan đã tới Ăng-co và ghi chép tỉ mỉ về tình hình của Cam-pu-chia từ khí hậu, thời tiết đến phong tục, tập quán, kinh tế, văn hoá, xã hội,..., trong đó có đoạn: “Ở xứ này, trời mưa nửa năm, nửa năm kia không có mưa. Từ tháng 4 đến tháng 9, trời mưa mỗi ngày vào xế chiều. Bấy giờ mực nước ở Biển Hồ có thể dâng cao từ 7 đến 8 trượng,... Dân chúng trong bờ hồ rút hết lên núi. Kế đó, từ tháng 10 đến tháng 3 (năm sau), trời không một giọt mưa,... Dân chúng trở về, các nhà nông tính theo thời tiết lúc nào lúa chín và vùng đất nào có thể ngập nước (khi có mưa) mà gieo trồng”.

(Chu Đạt Quan, Chân Lạp phong thổ ký, bản dịch Lê Hương, NXB Kỉ nguyên mới, Sài Gòn, 1973, trang 76 - 77)

1. Theo em, đoạn văn mô tả đặc điểm gì về điều kiện tự nhiên của Cam-pu-chia? Điều đó tương đồng với đặc điểm tự nhiên của vùng nào ở Việt Nam?

2. Theo mô tả của Chu Đạt Quan, người dân Cam-pu-chia thời kì Ăng-co trồng lúa như thế nào? Họ chủ động hay lệ thuộc vào tự nhiên? Vì sao?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Đoạn văn trên mô tả đặc điểm về: khí hậu và chế độ nước sông, hồ ở Cam-pu-chia.

- Những đặc điểm tự nhiên trên của Cam-pu-chia có sự tương đồng với điều kiện tự nhiên ở khu vực Nam Bộ của Việt Nam.

Yêu cầu số 2:

- Cách trồng lúa: người Cam-pu-chia tính toán thời tiết lúc nào lúa chín và vùng đất nào có thể ngập nước (khi có mưa) mà gieo trồng

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của cư dân Cam-pu-chia lúc bấy giờ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Vì: vào những tháng mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm), mực nước ở vùng Biển Hồ dâng cao, có thể gây ra tình trạng lũ lụt, khiến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cư dân bị ảnh hưởng tiêu cực.

Bài tập 2 trang 36 SBT Lịch sử 7: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Câu 1: Thời kỳ phát triển huy hoàng của vương quốc Cam-pu-chia là

A. thời sơ kì.

B. thời kì Chân Lạp.

C. thời kì Ăng-co.

D. thời kì hậu Ăng-co.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 2: Lãnh thổ Cam-pu-chia được mở rộng nhất là dưới thời vua

A. Giay-a-vác-man V.

B. Giay-a-vác-man VI.

C. Giay-a-vác-man VII.

D. Giay-a-vác-man VIII.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Cam-pu-chia thời Ăng-co?

A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.

B. Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo được xây dựng.

C. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh.

D. Lãnh thổ được mở rộng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 4: Vành cung thịnh vượng thời Ăng-co nằm ở

A. phía bắc Biển Hồ.

B. phía nam Biển Hồ.

C. phía đông Biển Hồ.

D. phía tây Biển Hồ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 3 trang 36 SBT Lịch sử 7: Hãy lập hồ sơ học tập về một công trình kiến trúc của Cam-pu-chia mà em có ấn tượng nhất.

(Gợi ý: Hồ Sơ gồm các mục: tên và hình ảnh công trình kiến trúc; địa điểm (thành phố/ tỉnh); thời gian xây dựng; mục đích xây dựng; câu chuyện lịch sử lí do lựa chọn để giới thiệu)

Trả lời:

(*) Tham khảo: Giới thiệu Ăng-co Vát

HỒ SƠ VỀ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĂNG-CO VÁT (CAM-PU-CHIA)

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Quang cảnh một góc

đền Ăng-co Vát

Địa điểm: nằm cách SiemReap 6km về phía Bắc

Thời gian xây dựng: khoảng thế kỉ XII

Mục đích xây dựng: Thờ thần Visnu

Mô tả cảnh quan: Khu đền chính Ăng-co Vát nổi bật với năm tòa tháp khổng lồ. Bên dưới các tòa tháp là những hành lang hun hút với những bức tranh điêu khắc tinh xảo.

Lý do giới thiệu: Ăng-co Vát là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhất trên thế giới và là niềm tự hào của đất nước Cam-pu-chia.

Bài tập 4 trang 36 SBT Lịch sử 7: Hãy hoàn thiện thẻ nhớ về vua Giay-a-vác-man VII theo mẫu sau.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Tiểu sử:

+ Giay-a-vác-man VII là ông vua kiệt xuất của thời kì Ăng-co, ông trị vì đất nước trong những năm 1181 – 1220.

+ Tương truyền, ông được gọi là “vua Hủi” – có thể vì căn bệnh hủi (còn gọi là bệnh phong) đã gây ra cái chế của ông.

- Công lao của vua Giay-a Vác-man VII: dưới thời kì trị vì của mình, vua Giay-a-vác-man VII đã cho thi hành nhiều chính sách đúng đắn, tiến bộ, từ đó giúp cho đất nước Ca-pu-chia phát triển thịnh vượng, lãnh thổ được mở rộng.

- Điều em học tập được từ Giay-a Vác-man VII: lòng nhân đạo, luôn yêu thương mọi người.

Xem thêm các bài giải Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Bài 13: Vương quốc Lào

Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)

Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1225)

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia

1. Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam-pu-chia

- Năm 802, Giay-a-vác-man II lên ngôi vua, cũng cố sức mạnh, xây dựng kinh đô lùi về phía Tây bắc hồ Tôn-lê-sáp, lập ra triều đại Ăng-co.

- Cuối thế kỉ XIII, Ăng-co liên tục bị người Thái tấn công và cướp phá.

- Năm 1432, họ từ bỏ Ăng-co chuyển về địa bàn cư trú bờ Nam Biển Hồ => gọi là thời kì hậu Ăng-co.

2. Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co

Chính trị:

Thời kì Ăng-co, các vị vua không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài.

+ Dưới thời Giay-a-vác-man VII ( 1181 - 1220) lãnh thổ mở rộng từ vùng hạ lưu sông Mê Nam và vùng trung lưu sông Mê Công.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, ngoài ra nghề đánh cá, khai thác lâm sản.

+ Cư dân Cam-pu-chia rất khéo tay, giỏi nghề thủ công, làm đồ gốm, trang sức,…

+ Sự phát triển kinh tế thời Ăng-co thu hút tập trung dân cư, hình thành nên một khu vực thịnh vượng ở bắc Biển hồ.

3. Văn hóa của vương quốc Cam-pu-chia

- Chữ viết: Từ thế kỉ XIV, chữ khơ-me dần thay thế chữ Phạn, niên giám hoàng gia được viết trên lá cọ.

- Văn học: Tác phẩm văn học dân gian, truyện thơ, sử thi Riêm-kê, Ja-ta-ca, các bài kinh kể lại sự tích, tiền kiếp của Đức Phật.

-Tôn giáo: Đầu thế kỉ XIII, đạo Phật nhu nhập vào Cam-pu-chia thay thế Hin-đu giáo và chiếm ưu thế cho đến tận ngày nay.

- Công trình kiến trúc: nổi bật là công trình Ăng-co-Vát và Ăng-co-Thơm.

Đền Ăng-co-Thom

Đánh giá

0

0 đánh giá