SBT Hóa học 8 Bài 26: Oxit | Giải SBT Hóa học lớp 8

1.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hóa học lớp 8 Bài 26: Oxit chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 8 Bài 26: Oxit

Bài 26.1 trang 35 SBT Hóa học 8: Dãy gồm các chất thuộc loại oxit axit là :

A. CO2, SO2, Na2O, SO3, NO2.      

B. CaO, CO2, SO2, P2O5.

C. CO2, SO2, SO3, P2O5, NO2.       

D. NO2, P2O5, Fe2O3, CaO.

Lời giải:

Dãy gồm các chất thuộc loại oxit axit là : CO2, SO2, SO3, P2O5, NO2

=> Chọn C.

Bài 26.2 trang 35 SBT Hóa học 8: Dãy gồm các chất thuộc loại oxit bazơ là :

A. FeO, CaO, CO2, NO2.                  

B. CaO, K2O, MgO, Fe2O3.

C. CaO, NO2, P2O5, MgO.                

D. CuO, Mn2O3, CO2, SO3.

Lời giải:

Dãy gồm các chất thuộc loại oxit bazơ là : CaO, K2O, MgO, Fe2O3.

=> Chọn B.

Bài 26.3 trang 36 SBT Hóa học 8: Có một số công thức hoá học được viết như sau :

KO, Al2O3, FeO, CaO, Zn2O, MgO, Mg2O, N2O, PO, SO, S2O.

Hãy chỉ ra những công thức oxit viết sai.

Lời giải:

Những công thức oxit viết sai : KO, Zn2O, Mg2O, PO, SO, S2O.

Sửa lại K2O, ZnO, MgO, P2O5 (với P có hóa trị V), SO2 (với S hóa trị IV), SO3 (với S có hóa trị VI)

Bài 26.4 trang 36 SBT Hóa học 8: Hãy viết tên và công thức hoá học của 4 oxit axit và 4 oxit bazơ.

Lời giải:

- 4 oxit axit : SO2 lưu huỳnh đioxit ; SO3 lưu huỳnh trioxit; P2O5 điphotpho pentaoxit; COcacbon đioxit.

- 4 oxit bazơ : Na2O natri oxit ; CaO canxi oxit ; CuO đồng oxit ; Fe2O3: sắt(III) oxit.

Bài 26.5 trang 36 SBT Hóa học 8: Hãy viết các phương trình hoá học điều chế 3 oxit.

Phương pháp giải:

Gợi ý: Đơn giản nhất ta sử dụng phản ứng hóa hợp để điều chế oxit từ các đơn chất tương ứng.

Lời giải:

Phương trình hóa học điều chế 3 oxit:

S+O2toSO2

2SO2+O2to,xt2SO3

2Zn+O2to2ZnO

Bài 26.6 trang 37 SBT Hóa học 8: Lập công thức các bazơ ứng với các oxit sau đây :

CuO, FeO, Na2O, BaO, Fe2O3, MgO.

Phương pháp giải:

Bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (- OH)

Công thức chung:      M(OH)n

Trong đó: - M: là nguyên tử kim loại.

                 - OH: là nhóm hiđroxit.

Lời giải:

CuO tương ứng với bazơ Cu(OH);

Fe2O3 tương ứng với bazơ Fe(OH)3;

FeO tương ứng với bazơ Fe(OH)2 ;

Na2O tương ứng với bazơ NaOH ;

MgO tương ứng với bazơ Mg(OH)2 ;

BaO tương ứng với bazơ Ba(OH)2.

Bài 26.7 trang 36 SBT Hóa học 8: Viết phương trình hoá học biểu diễn những chuyển hoá sau :

a) Natri  natri oxit  natri hiđroxit.

b) Cacbon  cacbon đioxit  axit cacbonic (H2CO3).

Lời giải:

a) 4Na+O22Na2O

    Na2O+H2O2NaOH

b) C+O2CO2

    CO2+H2OH2CO3

Bài 26.8 trang 36 SBT Hóa học 8: Khu mỏ sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên) có một loại quặng sắt (thành phần chính là Fe2O3). Khi phân tích một mẫu quặng này, người ta nhận thấy có 2,8 g sắt. Trong mẫu quặng trên, khối lượng sắt (III) oxit Fe2O ứng với hàm lượng sắt nói trên là

A. 6 g.           B. 8 g.       

C. 4 g.           D. 3 g

Phương pháp giải:

+) Tính số mol sắt theo công thức:  nFe = m : 56 (mol)

+) nFe2O3=12nFe

+) Tính khối lượng sắt (III) oxit Fe2O 

Lời giải:

nFe = m : 56 = 2,8 : 56 = 0,05 (mol)

nFe2O3=12nFe=0,052=0,025(mol)

mFe2O3=0,025×160=4(gam)

=> Chọn C.

Bài 26.9 trang 36 SBT Hóa học 8: Tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi trong một oxit của nitơ là 7 : 20. Công thức của oxit là

A. N2O.                         B. N2O3.

C. NO2.                         D. N2O5.

Phương pháp giải:

+) Gọi công thức là NxOy

+) Dựa theo tỉ lệ khối lượng ta có: x:y=714:2016

Tìm tỉ lệ nguyên tối giản => Công thức cần tìm.

Lời giải:

Gọi công thức là NxOy

Theo đề bài ta có: x:y=714:2016=0,5:1,25=2:5

Vậy công thức cần tìm là N2O5

=> Chọn D.

Bài 26.10 trang 36 SBT Hóa học 8: Cho 28,4 g điphotpho pentaoxit P2O5 vào cốc chứa 90 g H2O để tạo thành axit photphoric H3PO4. Khối lượng axit H3PO4 tạo thành là

A. 19,6 g.            B. 58,8 g.

c. 39,2 g.               D. 40 g.

Phương pháp giải:

- Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa P2O5 với nước.

- Theo phương trình và từ nP2O5,nH2O đề bài cho, xác định chất nào tác dụng hết, chất nào còn dư.

- Tính khối lượng H3PO4 theo chất tác dụng hết.

Lời giải:

nP2O5=28,4142=0,2(mol);nH2O=9018=5(mol).

P2O5+3H2O2H3PO4Pt(mol)132Đb(mol)0,25

Nx:0,21<53

=> Nước dư, P2O5 hết

nH3PO4=2nP2O5=0,4(mol)

mH3PO4=0,4.98=39,2(gam)

=> Chọn C

Bài 26.11 trang 36 SBT Hóa học 8: Một oxit tạo thành bởi mangan và oxi, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa mangan và oxi là 55 : 24. Hãy xác định công thức phân tử của oxit.

Phương pháp giải:

+) Gọi công thức là MnxOy

+) Dựa theo tỉ lệ khối lượng ta có: x:y=5555:2416

Tìm tỉ lệ nguyên tối giản => Công thức cần tìm.

Lời giải:

Gọi công thức của oxit là MnxOy

Theo đề bài, ta có :

Theo đề bài ta có: x:y=5555:2416=1:1,5=2:3

Công thức phân tử của oxit là:  Mn2O3.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá