Giải Hóa học 8 Bài 26: Oxit

1.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập hóa học 8 Bài 26: Oxit, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Phản ứng hóa học lớp 8.

Giải bài tập hóa học 8 Bài 26: Oxit
Câu hỏi và bài tập (trang 91 sgk Hóa học lớp 8)
Bài 1 trang 91 sgk Hóa Học 8: Chọn các từ thích hợp trong khung, điền vào chỗ trống trong các câu sau đây: Nguyên tố; Oxi; Hợp chất; Oxit ; hai
Oxit là …………….của……………….nguyên tố trong đó có một ……………….là……………….Tên của oxit là tên…………………cộng với từ ……………….
Lời giải:
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Tên của oxit là tên nguyên tố cộng với từ oxit.
Bài 2 trang 91 sgk Hóa Học 8: a) Lập công thức hóa học của một loại oxit của photpho, biết rằng hóa trị của photpho là V.

b) Lập công thức hóa học của crom (III) oxit.

Lời giải:

a) Gọi công thức của oxit là PxOy (P hóa trị V, O hóa trị II) 

Áp dụng quy tắc về hóa trị ta có: II× y = V× x => tìm x, y thỏa mãn

b) Gọi công thức của oxit là CraOb  (Cr hóa trị III, O hóa trị II)

Áp dụng quy tắc về hóa trị ta có: II× b = III× a => tìm a, b thỏa mãn

a) Gọi công thức của oxit là PxOy:

Áp dụng quy tắc về hóa trị ta có: II× y = V× x 

=>xy=IIV 

=> x =2 và y = 5 là nghiệm thỏa mãn

=> công thức của oxit là: P2O5

b) Gọi công thức của oxit là CraOb

Áp dụng quy tắc về hóa trị ta có: II× b = III× a 

=>ab=IIIII 

=> a = 2 và b = 3 là nghiệm thỏa mãn

=> công thức của oxit là: Cr2O3

Bài 3 trang 91 sgk Hóa Học 8: a) Hãy viết công thức hóa học của hai oxit axit và hai oxit bazơ.

b) Nhận xét về thành phần cấu tạo của các oxit đó.

c) Chỉ ra cách gọi tên của mỗi oxit đó.

Lời giải:

a) Oxit axit : SO2; CO2 ;

+ Oxit bazơ : CuO ; Fe2O3

b) Oxit lưu huỳnh SO2 có hai nguyên tử oxi liên kết với một nguyên tử lưu huỳnh.

+ Oxit cacbon CO2 có 2 nguyên tử oxi liên kết với 1 nguyên tử cacbon.

+ Oxit đồng CuO gồm một nguyên tử đồng liên kết với một nguyên tử oxi.

+ Oxit sắt  gồm hai nguyên tử sắt liên kết với ba nguyên tử oxi.

c) Tên của oxit là tên nguyên tố cộng với oxit

- Nếu kim loại có nhiều hóa trị :

  Tên của oxit bazơ : tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit.

- Nếu phi kim có nhiều hóa trị :

  Tên oxit axit : tên phi kim                +               oxit

                  (Có tiền tố chỉ số                        (có tiền tố số

                   nguyên tử phi kim)                    nguyên tử oxi )

  SO: lưu huỳnh đi oxit ( khí sunfurơ)

  CO2 : Cacbon đioxit (khí cacbonic)

  CuO : Đồng (II) oxit

  Fe2O3 : Sắt (III) oxit.

Bài 4 trang 91 sgk Hóa Học 8: Cho các oxit có công thức hóa học sau :

a) SO3 ;            b) N2O5 ;                    c) CO2 ;

d) Fe2O3            e) CuO ;                      g) CaO.

Những chất nào thuộc oxit bazơ ? những chất nào thuộc loại oxit axit ?

Lời giải:

- oxit bazo là oxit của kim loại và tương ứng với nó là 1 bazo (cách ghi nhớ mẹo: oxit trong đó có nguyên tố oxi và 1 nguyên tố kim loại

- oxit axit là oxit của phi kim và tương ứng với nó là một axit ( cách ghi nhớ mẹo: oxit trong đó có nguyên tố oxi và 1 nguyên tố phi kim)

=> từ đó phân loại được các oxit

+ Oxit bazơ : Fe2O3, CuO, CaO ;

+ Oxit axit : SO3, N2O5, CO;

Bài 5 trang 91 sgk Hóa Học 8: Một số chất có công thức hóa học sau: Na­2O, NaO, CaCO3, Ca(OH)2, HCl, CaO, Ca2O, FeO. Hãy chỉ ra những công thức hóa học viết sai.
Lời giải:

Công thức viết sai: NaO, Ca2O.

+ Na hóa trị I, O hóa trị II nên công thức đúng phải là Na2O

+ Ca hóa II, O hóa trị II nên công thức đúng phải là CaO

Lý thuyết về oxit

1. Định nghĩa

- Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi

VD: sắt từ oxit Fe3O4, lưu huỳnh đioxit SO2,…

2. Công thức

* Công thức chung: MnxOIIy với n là hóa trị của M

- Theo quy tắc hóa trị, ta có: n.x = II.y

3. Phân loại:

a. Oxit axit:

- Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

- VD: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5...

   + CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3

   + SO tương ứng với axit sunfurơ H2SO3

   + P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4

b. Oxit bazo

- Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

- VD: K2O, CuO, ZnO, FeO...

   + K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.

   + CuO tương ứng với bazơ magie hiđroxit Cu(OH)2.

   + ZnO tương ứng với bazơ kẽm hiđroxit Zn(OH)2.

4. Cách gọi tên

Tên oxit bazơ = Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit

Ví dụ: FeO : Sắt (II) oxit.

Fe2O3 : Sắt (III) oxit.

CuO : Đồng (II) oxit.

MgO : Magie oxit.

Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit

Tiền tố:  - Mono: nghĩa là 1.

              - Đi      : nghĩa là 2.

              - Tri     : nghĩa là 3.

              - Tetra : nghĩa là 4.

              - Penta : nghĩa là 5.

Ví dụ: SO2 : Lưu huỳnh đioxit.

CO2 : Cacbon đioxit.

N2O3 : Đinitơ trioxit.

N2O5 : Đinitơ pentaoxit.

* Phương pháp giải bài tập xác định công thức oxit:

Bước 1: Gọi công thức của oxit có dạng R2On

Bước 2: Dựa vào khối lượng mol phân tử hoặc phần trăm khối lượng => xác định mối liên hệ giữa R và n

Bước 3: Lập bảng xác định R dựa vào n, cho n từ 1, 2, 3, 4… Nếu đầu bài đã cho biết R hoặc n thì không cần lập bảng.

Bước 4: Chọn giá trị R phù hợp với n và kết luận nguyên tố R

Sơ đồ tư duy: Oxit
Đánh giá

0

0 đánh giá