Giải Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Phân bố dân cư và các loại hình quần cư lớp 9.

Giải bài tập Địa Lí Lớp 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 10 SGK Địa lí 9: Quan sát hình 3.1, hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Kĩ năng khai thác bản đồ:

- Quan sát kĩ bảng chú giải (nền màu tương ứng với mật độ dân số).

- Đối chiếu lên bản đồ để tìm ra khu vực đông dân/thưa dân.

Trả lời:

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

-> Nguyên nhân: Đây là những khu vực có điều kiện sống thuận lợi (địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận tiện và nền kinh tế phát triển).

- Dân cư thưa thớt ở khu vực đồi núi, cao nguyên: Tây Bắc, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

-> Nguyên nhân: Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn (địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông khó khăn, kinh tế kém phát triển, nhiều thiên tai - lũ quét, sạt lở đất...).

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 12 SGK Địa lí 9: Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết.

Trả lời:

Những thay đổi của quần cư nông thôn:

- Tỉ lệ người lao động tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp - xây dựng và dịch vụ) ngày một tăng.

- Nhiều dãy nhà cao tầng mọc lên.

- Các cánh đồng trước đây được thay thế bằng những khu công nghiệp, xí nghiệp, điểm công nghiệp tập trung sản xuất.

- Các tuyến đường cao tốc, tỉnh lộ, huyện lộ được nâng cấp xây dựng hiện đại hơn, giao thông dễ dàng.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 12 SGK Địa lí 9: Quan sát hình 3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta.
Giải Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 3.1.

Trả lời: 

Các đô thị ở nước ta phân bố không đều:

- Tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ven biển (mật độ cao nhất ở ĐBSH, ĐBSCL và Đông Nam Bộ).

- Miền núi - kinh tế kém phát triển, chủ yếu tập trung các đô thị có quy mô dưới 100 nghìn người (TDMNBB).

=> Nguyên nhân:

- Các đô thị phân bố ở những nơi có nhiều điều kiện để phát triển: vị trí thuận lợi, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận tiện và tập trung đông dân cư.

- Ngược lại, vùng đồi núi điều kiện khó khăn: địa hình hiểm trở, thiên tai (lũ quét, sạt lở,...), giao thông khó khăn và dân cư thưa thớt nên đô thị ít và có quy mô nhỏ.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 13 SGK Địa lí 9: Dựa vào bảng 3.1, hãy:

- Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta.

- Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào.

Giải Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng 3.1.

Trả lời: 

* Nhận xét:

- Số dân thành thị tăng liên tục từ 11360,0 (năm 1985) lên 20869,5 (năm 2003), tăng gấp 1,8 lần.

- Tỉ lệ dân thành thị tăng khá nhanh, từ 18,97% (năm 1985) lên 25,8% (năm 2003), tăng 6,83%.

* Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới, trình độ đô thị hóa còn thấp.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 5 trang 13 SGK Địa lí 9: Hãy lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tiễn.

Trả lời: 

Ví dụ:

- Để đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, Hà Nội đã mở rộng quy mô bằng việc sáp nhập tỉnh Hà Tây.

- TP. Vinh đã sáp nhập thêm nhiều xã thuộc huyện Nghi Lộc vào để mở rộng đô thị (xã Nghi Đức, Nghi Ân).

Câu hỏi và bài tập (trang 14 SGK Địa lí 9)

Bài 1 trang 14 SGK Địa lí 9: Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.
Giải Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (ảnh 4)
Trả lời: 

Dân cư nước ta phân bố không đều:

- Tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và đô thị: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Thưa thớt ở khu vực miền núi, điều kiện tự nhiên không thuận lợi: Tây Bắc, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Bài 2 trang 14 SGK Địa lí 9: Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.
 
Trả lời: 

Đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.

Đặc điểm

Quần cư nông thôn

Quần cư thành thị

 

Mật độ dân số

Thấp

Cao

Tên gọi điểm

quần cư

Làng, ấp (người Kinh). Bản (người Tày, Thái,
Mường,...); Buôn, plây (các dân tộc ở Trường
Sơn, Tây Nguyên); Phum, sóc (Khơ-me).

Phường, quận, khu đô thị, chung cư,…

Hình thái

nhà cửa

Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt.

Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới.

 

Hoạt động kinh tế chủ yếu

Nông nghiệp

Công nghiệp, dịch vụ

Chức năng

Chủ yếu có chức năng hành chính và văn hóa – xã hội.

Là các trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng.

 
Bài 3 trang 14 SGK Địa lí 9: Quan sát bảng 3.2, nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.

Bảng 3.2:Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ (người/km2)

Trả lời:

- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc. Chênh lệch giữa vùng cao nhất với thấp nhất đến 17,8 lần.

+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửư Long, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong đó thấp hơn cả là Tây Bắc, tiếp đến là Tây Nguyên.

- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến 2003, mật độ dân số các vùng đều tăng, đặc biệt ở Tây Nguyên tăng gấp đôi.

Lý thuyết Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

I. Mật độ dân số và phân bố dân cư

- Mật độ dân số của Việt Nam cao: 295 người/km2 (2020).

- Phân bố dân cư không đều:

  * Giữa đồng bằng với trung du miền núi

+ Đồng bằng: chiếm ¼ diện tích nhưng tập trung ¾ dân số.

+ Trung du miền núi: chiếm ¾ diện tích nhưng tập trung ¼ dân số.

=> Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất (1 078 người/km2 – 2020), Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất (109 người/km2 – 2020).

   * Giữa thành thị và nông thôn

+ Dân cư nước ta chủ yếu sống ở nông thôn.

+ Tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng còn thấp.

+ Năm 2020, tỉ lệ dân nông thôn là 63,2% và tỉ lệ dân thành thị là 36,8%.

II. Các loại hình quần cư

Giải Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (ảnh 5)

III. Đô thị hoá

- Số dân thành thị và tỉ lệ thành thị ngày càng tăng.

- Tuy nhiên, trình độ đô thị hóa còn thấp.

- Phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

- Mở rộng quy mô các thành phố:

+ Hà Nội sáp nhập Hà Tây.

+ Thành phố Vinh sáp nhập nhiều xã thuộc huyện Nghi Lộc để mở rộng đô thị (xã Nghi Đức, Nghi Ân).

Sơ đồ tư duy phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Giải Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (ảnh 6)

 
Đánh giá

0

0 đánh giá