Giải Địa Lí 9 Bài 22: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người

8.6 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 9 Bài 22: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người lớp 9.

Giải bài tập Địa Lí Lớp 9 Bài 22: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 80 SGK Địa lí 9: Dựa vào bảng 22.1, vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.

Bảng 22.1. Tốc độ tăng dân số, sản lượng thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (%)

Năm

Tiêu chí

1995

1998

2000

2002

Dân số

100,0

103,5

105,6

108,2

Sản lượng lương thực

100,0

117,7

128,6

131,1

Bình quân lương thực theo đầu người

100,0

113,8

121,8

121,2

Phương pháp giải:

Cách vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng:

- Trục tung thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người (Đơn vị: %).

- Trục hoành thể hiện năm (1995, 1998, 2000 và 2002) => Khoảng cách năm không đều.

- Dựa vào bảng số liệu 22.1, lần lượt thể hiện các đường biểu diễn về dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người.

- Ghi chú số liệu lên biểu đồ.

- Viết chú giải và tên biểu đồ.

Trả lời:

Giải Địa Lí 9 Bài 22: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người  (ảnh 2)
Biểu đồ tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995 – 2002 (%)

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 80 SGK Địa lí 9: Dựa vào biểu đồ đã vẽ và các bài học 20, 21, hãy cho biết:

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.

b) Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng.

c) Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng.

Phương pháp giải:

Dựa vào biểu đồ đã vẽ và các bài học 20, 21 SGK.

Trả lời:

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng

* Thuận lợi:

- Đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng lớn, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.

- Điều kiện khí hậu và nguồn nước thuận lợi cho việc phát triển thâm canh tăng vụ.

- Nguồn lao động đông, có trình độ thâm canh cao nhất cả nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.

- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)

- Thị trường rộng lớn, thúc đẩy sản xuất phát triển.

* Khó khăn:

- Vùng đất trong đê không được bồi tụ thường xuyên, bị thoái hóa.

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người).

- Diện tích đất canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, suy thoái.

- Thời tiết diễn biến thất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).

 - Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác,...).

b) Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng

- Thời tiết vụ đông (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau) thường lạnh, khô và hay biến động, hiện tượng sương muối, rét hại thường xảy ra, việc trồng lúa nước và nhiều loại nông sản nhiệt đới khác có hiệu quả kinh tế thấp.

- Việc đưa vào gieo trồng các giống ngô có năng suất cao lại chịu rét, chịu hạn tốt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tăng được nguồn lương thực, vừa tạo nguồn thức ăn gia súc quan trọng để phát triển chăn nuôi.

- Ngoài ra cùng với ngô, nhiều loại rau củ quả có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như khoai tây, cà rốt, súp lơ, su hào… cũng được trồng nhiều vào vụ đông, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

c) Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực ở đồng bằng sông Hồng

Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng trong các năm gần đây giảm mạnh đã dẫn đến:

- Bình quân lương thực trên đầu người của đồng bằng tăng từ 331 kg/người năm 1995 lên 477 kg/người năm 2005).

- Đồng bằng sông Hồng đã có thể xuất khẩu một phần lương thực.

Đánh giá

0

0 đánh giá