Các khẳng định sau đây đúng hay sai - Bài 30.10 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7

1.2 K

Với giải Bài 30.10 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Bài 30.10 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7Các khẳng định sau đây đúng hay sai?

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

STT

Khẳng định

Đúng/Sai

1

Chất hữu cơ do mạch rây vận chuyển có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình quang hợp.

Đúng

2

Lá cây không có khả năng hấp thụ các chất khoáng.

Sai

3

Nước và chất khoáng hòa tan trong đất được vỏ rễ hấp thụ vào tế bào lông hút.

Sai

4

Quá trình hấp thụ chất khoáng từ môi trường vào rễ luôn đi kèm với quá trình hấp thụ nước.

Đúng

5

Để rễ cây phát triển tốt, cần làm cho đất tơi xốp, thoáng khí trước khi trồng cây và xới xáo đất, vun gốc định kì.

Đúng

6

Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước diễn ra càng mạnh.

Sai

7

Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng là một yếu tố quyết định sự đóng, mở của khí khổng.

Đúng

8

Phần lớn lượng nước mà cây hấp thụ từ rễ sẽ thoát hơi qua lá.

Đúng

9

Vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng, cần tưới nước cho cây ít hơn bình thường.

Sai

10

Thoát hơi nước ở lá là động lực để vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên lá.

Đúng

Giải thích các khẳng định sai:

(2) Sai. Lá cây có thể hấp thụ các chất khoáng nhờ khí khổng, đây là cơ sở cho thực hành bón phân trên lá.

(3) Sai. Nước và chất khoáng hòa tan trong đất được lông hút hấp thụ, rồi xuyên qua các tế bào vỏ rễ và vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất.

(6) Sai. Độ ẩm không khí cao sẽ làm giảm sự thoát hơi nước.

(9) Sai. Vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng, cần tưới nước cho cây nhiều nước hơn bình thường để bù đắp lại lượng nước lớn bị mất đi do sự tăng thoát hơi nước.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 30.1 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian...

Bài 30.2 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?...

Bài 30.3 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7Trong các loài thực vật sau đây, loài nào có rễ dài nhất?...

Bài 30.4 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây...

Bài 30.5 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây?...

Bài 30.6 trang 69 SBT Khoa học tự nhiên 7Cho các đặc điểm sau:...

Bài 30.7 trang 69 SBT Khoa học tự nhiên 7Khi đưa cây đi trồng nơi khác, người ta thường làm gì để tránh cho cây không bị mất nước?...

Bài 30.8 trang 69 SBT Khoa học tự nhiên 7: Chọn các từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được nội dung đúng...

Bài 30.9 trang 69 SBT Khoa học tự nhiên 7Đôi khi, ta có thể thấy hiện tượng có các giọt nước ở mép lá (Hình 30) vào buổi sáng sớm...

Bài 30.11 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâu và bị chết...

Bài 30.12 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7Sau khi học về quá trình thoát hơi nước ở cây xanh, bạn Mai băn khoăn muốn biết...

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật

Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 32: Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Đánh giá

0

0 đánh giá