Với giải vở thực hành Giáo dục công dân 7 Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:
Giải VTH Giáo dục công dân lớp 7 Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
Bài 1 trang 26 vở thực hành GDCD 7: Khoanh vào chữ cái trước phương án em chọn
a) Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng bạo lực học đường?
A. Do sự phát triển của kinh tế thị trường.
B. Do thiếu, kiến thức, kĩ năng sống.
C. Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh
D. Do sự thiếu quan tâm của cơ sở giáo dục.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
b) Đề phòng, tránh bạo lực học đường, em cần làm gì?
A. Tỏ thái độ khiêu khích, thách thức.
B. Kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực học đường.
C. Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường
D. Kết bạn với những bạn xấu.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
c) Khi biết hoặc chứng kiến hiện tượng bạo lực học đường, em cần làm gì?
A. Can ngăn, bảo với thầy, cô giáo.
B. Cổ vũ.
C. Giấu giếm, bao che.
D. Rủ thêm bạn đến đánh lại.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Bài 2 trang 26 vở thực hành GDCD 7: Hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp a) Bố mẹ thường xuyên vắng nhà vì công việc bận rộn. Do thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình nên C kết bạn với các đối tượng xấu và nhiều lần tụ tập gây gổ đánh nhau. Một lần, C cho rằng bạn học cùng lớp nói xấu mình nên đã dẫn người chặn đường dành khiến bạn đó bị thương. Sau đó, C đã bị nhà trường kỉ luật.
Trường hợp b) Q và bạn nữ đừng nói chuyện thì N trông thấy và buông lời trêu chọc. Nghĩ N cố tình làm mình xấu mặt, Q đã đánh N để lấy lại thể diện. Sau đó, Q và N phải chịu kỉ luật của nhà trường.
Trường hợp c) Do xảy ra mâu thuẫn trên mạng xã hội nên H bị một số bạn cùng lớp cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu. Sự việc kéo dài khiến H cảm thấy rất tự ti và ngại tiếp xúc với những người xung quanh. Thấy con gái có những dấu hiệu bất thường về tâm lí, bố mẹ đã đưa H tới gặp bác sĩ tâm lí để được hỗ trợ. Qua tìm hiểu và đánh giá, bác sĩ phát hiện H có dấu hiệu bị trầm cảm, khủng hoảng tâm lý, nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
- Hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, còn có những biểu hiện nào khác của bạo lực học đường?
- Hãy nêu nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, bạo lực học đường còn do những nguyên nhân nào khác?
Trả lời:
Yêu cầu số 1:
- Biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp:
+ Đánh nhau, nói xấu (trường hợp 1);
+ Đánh nhau (trường hợp 2);
+ Cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu (trường hợp 3).
- Biểu hiện khác của bạo lực học đường: ngược đãi, lăng mạ, chửi bới, đe dọa, khủng bố, lan truyền những thông tin sai sự thật về người khác
Yêu cầu số 2:
- Nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp:
+ Do bố mẹ thường xuyên vắng nhà, không quan tâm dạy dỗ C (trường hợp 1);
+ Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi (trường hợp 2);
+ Do tâm lý tiêu cực khi nảy sinh mâu thuẫn trên mạng xã hội (trường hợp 3).
- Nguyên nhân khác dẫn đến bạo lực học đường:
+ Do sự thiếu hiểu biết về đạo đức nhân cách, pháp luật, kĩ năng sống.
+ Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, xã hội không lành mạnh bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội...);
+ Do thiếu sự quan tâm từ gia đình, nhà trường
+ Do phương pháp giáo dục sai của gia đình, thầy cô,...
Bài 3 trang 27 vở thực hành GDCD 7: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây là đúng hay sai? Vì sao?
a) Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau,
b) Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.
c) Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khỏe thể chất.
d) Việc phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm của riêng ngành Giáo dục.
Trả lời:
- Ý kiến a) sai, Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe dọa, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người khác...
- Ý kiến b) đúng. Bạo lực học đường có nhiều nguyên nhân gây ra như: do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi; do thiếu kiến thức, kĩ năng sống; do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh; do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục...
- Ý kiến c) sai. Bạo lực học đường gây ra nhiều tác hại cả về thể chất, tâm lí, kinh tế đối với học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.
- Ý kiến d) sai. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm chung của nhà nước và toàn xã hội.
Bài 4 trang 27 vở thực hành GDCD 7: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tình huống 1: Tan học, T bị một nhóm học sinh cùng trường chặn đánh và yêu cầu giao nộp điện thoại. Thấy nhóm học sinh đó quá hung hăng. T tỏ thái độ nghe lời và lấy điện thoại của mình đưa cho chúng. Sau đó, lợi dụng lúc sơ hở, T đã bỏ chạy về phía một người đi đường và kêu cứu để nhờ giúp đỡ.
Tình huống 2: Giờ ra chơi, B phát hiện một số bạn trong lớp đang chuyền tay nhau ảnh ghép của mình và thì thầm to nhỏ chê bai, chế giễu. Nhìn thấy nội dung thô tục của những tấm ảnh, B rất sốc. Ngay lập tức, B đi tìm cô giáo chủ nhiệm để nhờ cô giúp đỡ.
a) Em hãy nhận xét cách ứng phó của T và B trong các trường hợp trên.
b) Nếu ở trong trường hợp của T và B, em sẽ làm gì?
Trả lời:
Yêu cầu a) Trong các trường hợp trên, hai bạn T và B đã có cách ứng xử phù hợp, tích cực khi phải đối mặt với tình trạng bạo lực học đường.
Yêu cầu b)
- Nếu ở trong trường hợp của T, em sẽ:
+ Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tiêu cực; không tỏ thái độ khiêu khích, thách thức hoặc sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả;
+ Quan sát kĩ xung quanh để tìm đường thoát,...
+ Chủ động nhờ người khác giúp đỡ.
- Nếu ở trong trường hợp của B, em sẽ:
+ Bình tĩnh, yêu cầu các bạn chấm dứt việc lan truyền bức ảnh ghép thô tục đó, đồng thời không chê bai, chế giễu mình.
+ Nhanh chóng báo với cô giáo chủ nhiệm để nhờ cô giúp đỡ.
□ Quan sát xung quanh để tìm đường chạy thoát hoặc kêu to tìm sự giúp đỡ.
□ Thông báo cho thấy, cô giáo hoặc người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường.
□ Kể với người lớn đáng tin cậy chuyện bạo lực học đường đã xảy ra để nhận được sự giúp đỡ.
□ Kiểm tra y tế nếu có những bất thường về sức khỏe sau khi bị bạo lực học đường.
Trả lời:
- Số 1) Thông báo cho thầy, cô giáo hoặc người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường.
- Số 2) Quan sát xung quanh để tìm đường chạy thoát hoặc kêu to tìm sự giúp đỡ.
- Số 3) Kiểm tra y tế nếu có những bất thường về sức khỏe sau khi bị bạo lực học đường.
- Số 4) Kể với người lớn đáng tin cậy về chuyện bạo lực học đường đã xảy ra để nhận được sự giúp đỡ
Tình huống 1: Em nhận được tin nhắn hoặc thư đe dọa từ người khác.
Tình huống 2: Một người bạn đang có mâu thuẫn với em đã hẹn em ở lại trường nói chuyện riêng sau buổi học.
Tình huống 3: Một nhóm học sinh cùng trường yêu cầu em tới chỗ vắng để nói chuyện với thái độ đe dọa.
Tình huống 4: Em vô tình nghe thấy nhóm bạn nam cùng lớp bàn kế hoạch cuối buổi học chặn đường đánh một bạn lớp bên cạnh.
Trả lời:
- Tình huống 1: Biện pháp:
+ Kết bạn với những bạn tốt.
+ Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường;
Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường;
+ Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bố mẹ hoặc người lớn đáng tin cậy.
- Tình huống 2: Biện pháp:
+ Thông báo cho giáo viên, bố mẹ hoặc những người lớn đáng tin cậy.
+ Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tiêu cực; không tỏ thái độ khiêu khích, thách thức, sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả.
+ Quan sát xung quanh để tìm đường thoát.
- Tình huống 3: Biện pháp:
+ Thông báo cho giáo viên, bố mẹ hoặc những người lớn đáng tin cậy.
+ Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tiêu cực; không tỏ thái độ khiêu khích, thách thức, sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả.
+ Quan sát xung quanh để tìm đường thoát.
- Tình huống 4: Biện pháp:
+ Thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy.
+ Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường;
Trả lời:
(*) Sản phẩm tham khảo
- Tranh số 1: “Hãy để tuổi học trò là kí ức đẹp”.
- Tranh số 2: “Chống bạo lực học đường – xây dựng tình bạn đẹp”
Vở thực hành GDCD 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Vở thực hành GDCD 7 Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
Vở thực hành GDCD 7 Bài 8: Quản lí tiền
Vở thực hành GDCD 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Vở thực hành GDCD 7 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình