Vở thực hành GDCD 7 Bài 1 (Kết nối tri thức): Tự hào về truyền thống quê hương

4.6 K

Với giải vở thực hành Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài 1 trang 5 vở thực hành GDCD 7: Quê hương em có những truyền thống nào dưới đây?

(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. Yêu nước

B. Chăm chỉ

C. Hiếu học

D. Yêu lao động

G. Yêu thương con người

E. Đoàn kết

H. Nhân ái

I. Biết ơn

K. Hiếu thảo

L. Tôn sư trọng đạo 

M. Bất khuất chống giặc ngoại xâm

Trả lời:

(*) Học sinh căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn.

(*) Tham khảo: Lựa chọn các đáp án: A, C, G, E, I, K, L, M

Bài 2 trang 5 vở thực hành GDCD 7: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm dưới đây? Vì sao?

a) Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.

b) Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại.

c) Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hóa quê hương.

Trả lời:

- Ý kiến a) Đồng tình, vì: quê hương là gốc rễ của gia đình, dòng họ. Bởi vậy, tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.

- Ý kiến b) Không đồng tình, vì: nghề thủ công truyền thống là một nét đẹp truyền thống của địa phương và là niềm tự hào của truyền thống quê hương.

- Ý kiến c) Đổng tình, vì: truyện dân gian và những làn điệu dân ca của địa phương góp phần tạo nên bản sắc văn hoá riêng có của địa phương đó và là nét đẹp truyền thống văn hoá của địa phương.

Bài 3 trang 6 vở thực hành GDCD 7: Đánh dấu X vào ở những thái độ, hành vi nên làm.

Vở thực hành GDCD 7 Bài 1 (Kết nối tri thức): Tự hào về truyền thống quê hương (ảnh 1)

Trả lời:

- Những việc nên làm:

Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước về truyền thống của quê hương.

Kính trọng, biết ơn những người có công với quê hương.

Tham gia các hoạt động giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Lên án, ngăn chặn các hành vi làm tổn hại đến truyền thống quê hương.

Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.

Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hoá của quê hương.

Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Bài 4 trang 6 vở thực hành GDCD 7: Chủ nhật, Hà cùng các bạn trong xóm tham gia lao động ở nghĩa trang liệt sĩ của xã. Hà lấy khăn lau cẩn thận từng tấm bia mộ, nhổ cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ. Bạn thấy biết ơn, kính phục những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ quê hương, đất nước. Hà tự hứa sẽ học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương, phát huy truyền thống yêu nước của quê hương mình.

a) Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của Hà?

b) Em sẽ làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương?

Trả lời:

Yêu cầu a) Suy nghĩ và việc làm của Hà rất đúng, thể hiện sự trân trọng, biết ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh xương máu để bảo vệ quê hương, đất nước.

Yêu cầu b) Để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương, em cần:

- Tìm hiểu và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- Có những việc làm phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, như: tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền; kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương,…

- Phê phán, ngăn chặn những việc làm trái ngược gây tổn hại đến những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Bài 5 trang 7 vở thực hành GDCD 7: Thời gian qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh A đã khuyến khích học sinh mặc trang phục của dân tộc mình. Trong đó, quy định việc mặc trang phục truyền thống vào một số ngày trong tuần, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu và văn hóa, trang phục của từng dân tộc. Qua đó, góp phần giáo dục học sinh niềm tự hào và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Hầu hết các em đều cảm thấy hào hứng, tự tin khi khoác trên mình những bộ áo váy với hoa văn, màu sắc đặc trưng.

a) Em có nhận xét gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống quê hương của tỉnh A?

b) Địa phương em đã có những việc làm nào để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương?

Trả lời:

Yêu cầu a) Tỉnh A đã có những việc làm đúng đắn, thiết thực để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương.

Yêu cầu b) Những việc làm của địa phương em:

- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức của người dân trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống quê hương.

- Tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện để phát huy truyền thống nhân ái, yêu thương con người

- Tổ chức nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa và các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng…

Bài 6 trang 7 vở thực hành GDCD 7: Quê của Linh có nghề làm đồ chơi truyền thống. Bạn cho rằng các đồ chơi truyền thống không hấp dẫn và không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Do vậy, khi địa phương tổ chức các hoạt động giữ gìn và phát huy nghề truyền thống thì Linh từ chối không tham gia.

a) Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của Linh?

b) Em có lời khuyên gì cho Linh?

Trả lời:

Yêu cầu a) Suy nghĩ và việc làm của Linh là chưa đúng, thể hiện bạn Linh chưa biết trân trọng, tự hào về truyền thống của quê hương.

Yêu cầu b) Lời khuyên cho Linh: nghề làm đồ chơi truyền thống là một nét đẹp văn hóa của địa phương, vì vậy, Linh nên trân trọng, gìn giữ và phát huy nét đẹp ấy bằng việc nên tích cực tham gia hoạt động của địa phương.

Bài 7 trang 7 vở thực hành GDCD 7: Sau khi học xong bài “Tự hào về truyền thống quê hương”, nhóm của Tuấn tranh luận truyền thống nào quan trọng nhất, Liên cho rằng truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm là quan trọng nhất. Kim lại cho rằng truyền thống hiếu học là quan trọng nhất. Tuấn thì cho rằng truyền thống nào cũng quan trọng. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến của bạn Tuấn “truyền thống nào cũng quan trọng”. Vì:

+ Các truyền thống đều là những nét đẹp của mỗi địa phương, vùng miền, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Mỗi truyền thống đều có giá trị riêng, thể hiện những góc cạnh riêng trong bản sắc văn hóa vùng miền.

Bài 8 trang 7 vở thực hành GDCD 7: Em hãy viết bài giới thiệu về một truyền thống tốt đẹp của quê hương em.

Gợi ý:

- Tên truyền thống

- Lịch sử ra đời của truyền thống

- Những điểm nổi bật của truyền thống

- Ý nghĩa của truyền thống

- Những việc em sẽ làm để giữ gìn, phát huy truyền thống.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo

- Tên truyền thống: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội).

- Những điểm nổi bật của truyền thống:

+ Lễ hội Chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch.

+ Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn,…

+ Hàng năm, lễ hội chùa Hương, đón hàng ngàn lượt khách đến tham quan, lễ Phật, cầu may mắn, tài lộc và sức khỏe.

- Những giá trị mà truyền thống mang lại cho quê hương:

+ Đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách huyện Mỹ Đức.

+ Tạo việc làm và thu nhập cho hàng ngàn người dân trên địa bàn và cư dân các vùng lân cận.

+ Quảng bá hình ảnh đẹp của quê hương Mỹ Đức tới du khách trong và ngoài nước.

- Những việc em sẽ làm để giữ gìn, phát huy truyền thống:

+ Quảng bá hình ảnh và nét đẹp của lễ hội chùa Hương tới bạn bè, người thân thông qua các trang mạng xã hội, như: facebook, youtube,…

+ Tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa do địa phương tổ chức.

+ Phê phán, ngăn chặn những việc làm trái ngược gây tổn hại đến hình ảnh Lễ hội chùa Hương…

Xem thêm các bài giải VTH Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Vở thực hành GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Vở thực hành GDCD 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Vở thực hành GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Vở thực hành GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín

Vở thực hành GDCD 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

 

Đánh giá

0

0 đánh giá