Sách bài tập GDCD 7 Bài 1 (Kết nối tri thức): Tự hào về truyền thống quê hương

9.6 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài tập 1 trang 4 SBT GDCD 7: Khoanh vào chữ cái trước phương án nói đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương.

A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm

B. Cần cù lao động

C. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

D. Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày

E. Yêu thích ẩm thực truyền thống của địa phương

Trả lời:

- Những phương án nói đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương là: A, B, C, E

Bài tập 2 trang 4 SBT GDCD 7: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.

B. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại. 

C. Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hoá quê hương.

D. L cùng các bạn trò chuyện, phỏng vấn các cựu chiến binh ở địa phương để tìm hiểu lịch sử, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương mình.

E. Ngày lễ tốt nghiệp, mẹ rất muốn H mặc trang phục truyền thống của người dân tộc Dao Đỏ nhưng bạn lại không thích vì cho rằng trang phục đó rất cũ kĩ, không hợp với thời hiện đại nữa.

G. Thấy chú thương binh chân thấp, chân cao đi qua, nhóm bạn cười cợt, trêu chọc chú.

H. Học sinh chỉ cần tập trung vào việc học tập, còn giữ gìn truyền thống quê hương là việc của người lớn.

Trả lời:

- Quan điểm A. Tán thành. Vì: truyền thống của quê hương, đất nước là những giá trị tốt đẹp về cả vật chất và tinh thần, những giá trị vật thể và phi vật thể…đã được sáng tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó: tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc của mình, về dòng họ, tổ tiên của mình.

- Quan điểm B. Không tán thành. Vì: nghề thủ công truyền thống cũng là một nét đẹp của quê hương, do cha ông ta truyền lại, cần được gìn giữ.

- Quan điểm C. Tán thành. Vì: truyền thống của quê hương, đất nước bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần, những giá trị vật thể và phi vật thể. Vì vậy: những câu chuyện cổ dân gian, những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hóa quê hương.

- Quan điểm D. Tán thành. Vì: việc làm mà L thực hiện những hành động tốt góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của quê hương, dân tộc.

- Quan điểm E. Không tán thành. Vì: trang phục truyền thống cũng là một nét đẹp của quê hương, do cha ông ta truyền lại, cần được gìn giữ.

- Quan điểm G. Không tán thành. Vì: hành động đó gây sự tổn thương đối với chú thương binh, đồng thời, cho thấy các bạn nhỏ chưa biết trân trọng sự hi sinh xương máu của thế hệ đi trước cho độc lập, tự do của dân tộc, chưa biết phát huy truyền thống yêu nước của quê hương.

- Quan điểm H. Không tán thành. Học sinh cũng cần giữ gìn truyền thống quê hương thông qua những việc làm phù hợp.

Bài tập 3 trang 5 SBT GDCD 7: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Thông tin. Nhân dịp kỉ niệm 255 năm ngày sinh và tưởng niệm 200 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du, trường Trung học Cơ sở T ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã tổ chức các hoạt động giao lưu, nói chuyện chuyên đề kết hợp với chương trình văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc như: ngâm Kiều, hát ca trù do các nghệ nhân và học sinh cùng biểu diễn. Tại buổi giao lưu, các bạn học sinh được nghe kể về thân thế và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du và giá trị đặc sắc của Truyện Kiều cùng những định hướng thiết thực cho thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của quê hương, dân tộc.

Câu hỏi:

1/ Thông tin trên nói về truyền thống nào của tỉnh Hà Tĩnh?

2/ Trường Trung học cơ sở T đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống đó?

3/ Hãy kể tên những truyền thống tốt đẹp của quê hương em.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Thông tin trên nói về truyền thống văn hoá, thơ ca của tỉnh Hà Tĩnh.

Yêu cầu số 2: Trường Trung học Cơ sở T đã tổ chức nhiều hoạt động để giữ gìn và phát huy truyền thống đó:

+ Tổ chức kỉ niệm năm sinh, năm mất của Đại thi hào Nguyễn Du

+ Tổ chức giao lưu, nói chuyện chuyên đề kết hợp với chương trình văn nghệ đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc như: ngâm Kiều, hát ca trù do các nghệ nhân và học sinh cùng biểu diễn.

Yêu cầu số 3: Những truyền thống tốt đẹp của quê hương em: yêu nước, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo…

Bài tập 4 trang 6 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

a) Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, trường của H tổ chức lễ dâng hương tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Sau lễ dâng hương, các bạn tập trung để nghe cô tổng phụ trách kể về những tấm gương hi sinh anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Trong khi các bạn trật tự ngồi nghe thì Hlại đùa nghịch, khiến các bạn xung quanh mất tập trung.

Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H điều gì?

...................................................................................................................

...................................................................................................................

b) Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3, trường của T tổ chức cuộc thi nấu ăn giữa các chi đội. Khi cả lớp thảo luận sẽ chọn nấu món gì, T đề xuất chọn các món ăn truyền thống của quê hương xứ Huế như bún bò, bánh bèo, nem lụi,... nhưng một số bạn lại cho rằng những món ăn bình dân như vậy không phù hợp để đi thi mà nên chọn những món ăn nước ngoài sẽ mới mẻ và hợp thời hơn.

Nếu là T, em sẽ thuyết phục các bạn trong lớp như thế nào?

...................................................................................................................

...................................................................................................................

c) Trường của K xây dựng góc cộng đồng“Không gian văn hoá dân tộc Thái”. Là một học sinh dân tộc Thái, K rất tự hào và cùng các thầy cô vẽ trang trí những hoạ tiết đặc trưng và ủng hộ một số đồ dùng, trang phục truyền thống của người dân tộc Thái. Tuy nhiên, bạne cùng lớp cho rằng có một không gian như vậy trong trường không phù hợp, làm mất đi vẻ hiện đại và tốn không gian.

Nếu là K, em sẽ khuyên điều gì?

...................................................................................................................

...................................................................................................................

d) N và các bạn không thích loại hình nghệ thuật tuồng, chèo của quê hương và cho là lạc hậu. N khuyên các bạn khác không nên mất thời gian tìm hiểu.

Em sẽ khuyên N và các bạn điều gì?

...................................................................................................................

...................................................................................................................

Trả lời:

- Xử lí tình huống a) H cần tập trung nghe để biết và hiểu ông cha ngày xưa đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc như thế nào. Từ đó trân trọng những thành quả chiến đấu của ông cha, quý trọng hoà bình và độc lập đất nước có được ngày hôm nay.

- Xử lí tình huống b) Những món ăn nước ngoài cũng rất thú vị nhưng những món ăn truyền thống quê hương đã tồn tại và phát triển từ lâu đời, có các giá trị đặc biệt riêng. Những món ăn quê hương ấy chứa cả tình thương gia đình và tâm hồn quê hương sẽ có nhiều ý nghĩa hơn.

- Xử lí tình huống c) “Không gian văn hoá dân tộc Thái” là cần thiết để các bạn học sinh biết, hiểu và tự hào về truyền thống dân tộc mình; khuyến khích các bạn học sinh tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.

- Xử lí tình huống d) Các loại hình nghệ thuật quê hương cần được lưu giữ và phát triển. Chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước những giá trị tinh thần to lớn đó.

Bài tập 5 trang 7 SBT GDCD 7: Em hãy liệt kê những việc nên làm, những việc không nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương vào bảng dưới đây:

SBT Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

SBT Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Lý thuyết GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

1. Một số truyền thống của quê hương

- Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miề địa phương được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Những truyền thống tốt đẹp của quê hương như:

+ Yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm;

+ Cần cù, sáng tạo trọng lao động;

+ Tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo;

+ Các lễ hội văn hóa truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề truyền thống... được biểu hiện cụ thể ở mỗi vùng miền địa phương.

Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Điệu múa truyền thống của người Chăm

ở Khánh Hòa

Trang phục truyền thống của người

Dao đỏ ở Lào Cai

2. Giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương

- Tự hào về truyền thống của quê hương là sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Chúng ta cần tìm hiểu và tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, từ đó có những việc làm phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống đó như:

+ Tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền;

+ Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa;

+ Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương;...

- Cần phê pháp ngăn chặn những việc làm trái ngược gây tổn hại đến những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Quét dọn nghĩa trang liệt sĩ

Tham gia Hội thi Đờn ca tài tử

Đánh giá

0

0 đánh giá