Với giải Vận dụng 1 trang 101 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 21: Hô hấp tế bào giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 21: Hô hấp tế bào
Vận dụng 1 trang 101 KHTN lớp 7: Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và nhịp thở tăng lên?
Phương pháp giải:
Dựa vào phương trình hô hấp tổng quát dạng chữ:
Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt)
- Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
- Trong quá trình này, tế bào sử dụng oxygen và thải ra carbon dioxide, nước.
Trả lời:
- Cơ thể của chúng ta luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- Khi chạy quá trình này diễn ra nhanh hơn, năng lượng và nhiệt tạo ra nhiều hơn, khiến cơ thể nóng lên,cơ thể cần một lượng lớn oxygen để chuyển hóa năng lượng nên nhịp thở và nhịp tim tăng lên, cơ thể toát mồ hôi, nhiệt năng cũng một phần thoát ra ngoài từ đó, giúp điều hòa thân nhiệt.
LÝ THUYẾT HÔ HẤP TẾ BÀO
- Khái niệm: Hô hấp tế bào là quá trình phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể sinh vật.
Sơ đồ thể hiện hô hấp tế bào
- Vai trò:
+ Quá trình hô hấp tế bào sẽ giải phóng năng lượng từ việc phân giải các chất hữu cơ, cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật.
+ Ngoài ra, các sản phẩm trung gian trong quá trình hô hấp tế bào cũng cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất trong tế bào.
- Phương trình:
Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt)
+ Các chất tham gia vào quá trình hô hấp tế bào: Chất hữu cơ và Oxygen.
+ Sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào: Carbon dioxide, năng lượng và nước.
- Hô hấp tế bào diễn ra ở ti thể. Tất cả các tế bào trong cơ thể đều có quá trình hô hấp tế bào.
- Tốc độ hô hấp tế bào nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.
Khi lao động, cần nhiều năng lượng hơn
nên hô hấp tế bào diễn ra mạnh hơn khi cơ thể nghỉ ngơi
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh
Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật
Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Thảo luận trang 103 KHTN lớp 7: • Vì sao lại sử dụng hạt nảy mầm?...
Báo cáo kết quả trang 103 KHTN lớp 7: Theo phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm ở bài 20...