Theo mẫu phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm

6.6 K

Với giải Báo cáo kết quả thí nghiệm trang 100 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh

Báo cáo kết quả thí nghiệm trang 100 KHTN lớp 7: Theo mẫu phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm.

Phương pháp giải:

Báo cáo kết quả: theo mẫu báo cáo thí nghiệm.

Trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Tên thí nghiệm: Chứng minh carbon dioxide cần cho quang hợp

Tên nhóm: Khoai tây

1. Mục đích thí nghiệm

- Chứng minh carbon dioxide cần cho quá trình quang hợp.

2. Chuẩn bị thí nghiệm

• Mẫu vật hai chậu cây khoai lang (hoặc khoai tây hoặc vạn niên thanh) giống nhau.

• Dụng cụ, thiết bị, hoá chất: hai chuông thuỷ tinh (hoặc hộp nhựa màu trắng trong) up được lên chậu cây, hai tấm kính (to hơn đường kính chậu cây), nước vôi trong, dung dịch iodine 1%, ethanol 70%, cốc thuỷ tinh miệng rộng, đèn cổn, nước, kẹp, đĩa petri.

3. Các bước tiến hành

Khoa học tự nhiên 7 Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 2)

 Hình 20.3. Thí nghiệm chứng minh carbon dioxide cần cho quang hợp

Bước 1. Đặt hai chậu cây khoai lang vào chỗ tối trong 3 - 4 ngày,

Bước 2. Lấy hai tấm kính, đổ nước lên toàn bộ bề mặt tấm kính Sau đó, đặt mỗi câu cây lên một tấm kính ướt, dùng hai chuông thuỷ tinh (hoặc hộp nhựa trong suốt) úp vào mỗi chậu cây (hình 20.3)

Bước 3. Trong chuông A đặt thêm một cốc nước vôi trong. Đặt cả hai chuông thí nghiệm ra chỗ có ánh sáng (hình 20.3).

Bước 4. Sau 4 – 6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch iodine (như thí nghiệm phát hiện tinh bột trong lá cây).

4. Giải thích thí nghiệm

   Xử lí cây thí nghiệm, loại bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi lá cây (để chậu cây vào chỗ tối 3-4 ngày). Việc đặt cốc nước vôi trong vào chuông A nhằm hấp thụ hết lượng carbon dioxide (CO2) có trong không khí trong chuông A.

Kết quả thí nghiệm:

- Chuông A lá cây không bị đổi màu khi tiếp xúc với iodine → Không có tinh bột → Lá cây không quang hợp.

- Chuông B lá cây bị đổi màu khi tiếp xúc với iodine → Có tinh bột trong lá → Lá cây có quang hợp.

5. Kết luận

- Carbon dioxide là nguyên liệu của quá trình quang hợp, không có carbon dioxide lá cây không thể quang hợp.

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh

Bài 21: Hô hấp tế bào

Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Thảo luận trang 99 KHTN lớp 7: • Việc bịt một phần lá thí nghiệm bằng giấy màu đen nhằm mục đích gì?...

Báo cáo kết quả thí nghiệm trang 99 KHTN lớp 7: theo mẫu phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm...

Thảo luận trang 100 KHTN lớp 7: • Vì sao trước khi tiến hành thí nghiệm lại cần đặt các chậu cây vào chỗ tối trong 3 – 4 ngày?...

 

Đánh giá

0

0 đánh giá