Với giải Câu hỏi trang 102 Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 17: Văn minh Phù Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 17: Văn minh Phù Nam
Câu hỏi trang 102 Lịch sử 10: Nêu mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Phù Nam.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục I-1 trang 101 SGK.
B2: Mô tả tổ chức bộ máy nhà nước Phù Nam qua các thế kỉ.
Trả lời:
- Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng đầu thế kỉ I
- Nhà nước Phù Nam tồn tại trong khoảng 7 thế kỷ, mang tính chất của nhà nước chuyên chế phương Đông cổ đại.
- Đứng đầu là vua nắm cả vương quyền và thần quyền, giúp việc cho vua là các quan lại trong hệ thống chính quyền.
Lý thuyết Thành tựu văn minh tiêu biểu
1. Tổ chức nhà nước
- Nhà nước Phù Nam ra đời vào khoảng đầu thế kỉ I, tồn tại đến thế kỉ VII.
- Nhà nước Phù Nam mang tính chất của nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông, đứng đầu là vua nắm cả vương quyền và thần quyền. Giúp việc cho vua là các quan lại trong hệ thống chính quyền.
Vua Phù Nam (tranh minh họa)
2. Chữ viết
- Khoảng cuối thế kỉ II đầu thế kỉ III, trên cơ sở tiếp nhận chữ Phạn của người Ấn Độ, người Phù Nam đã xây dựng hệ thống chữ viết riêng để ghi lại tiếng nói của mình.
- Nhiều minh văn được người Phù Nam chạm khác trên bia đá, trên khung cửa của những ngôi đền, trên đồ dùng kim khí (bằng sắt, đồng, vàng) hoặc trên những miếng đất nung.
- Thư tịch cổ Trung Quốc cũng cho biết người Phù Nam có nhiều sách vở và thư viện.
3. Đời sống vật chất
- Người Phù Nam xúc tiến mạnh mẽ hoạt động trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
- Thương cảng Óc Eo trở thành một trong những trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất thời bấy giờ, thu hút thương nhân Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã đến buôn bán nhộn nhịp.
- Ở: nhà sàn làm bằng gỗ, lợp lá.
- Phương tiện đi lại: chủ yếu là thuyền, phù hợp với môi trường sông, rạch và ven biển.
- Trang phục: khá đơn giản, đàn ông mặc khố dài tới gối, ở trấn; phụ nữ dùng một tấm vải quấn lại thành váy và đeo trang sức.
Đồng tiền vàng La Mã được tìm thấy ở Óc Eo
4. Đời sống tinh thần
a. Tín ngưỡng, tôn giáo
- Thịnh hành nhiều tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á: tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời.
- Tiếp nhận hệ thống các vị thần, Phật, nghi thức thờ cúng và triết lí từ Ấn Độ giáo, Phật giáo, hoà nhập vào tín ngưỡng bản địa để tạo nên tôn giáo của mình.
b. Nghệ thuật
- Kĩ thuật tạc tượng, điêu khắc trên các chất liệu gỗ, gốm, kim loại rất tinh xảo, chịu ảnh hưởng đậm nét phong cách Ấn Độ.
- Âm nhạc, nghệ thuật ca múa rất phát triển.
c. Phong tục tập quán
- Có tục chôn cất người chết bằng nhiều hình thức: thuỷ táng, hoả táng, địa táng, điểu táng. Khi có người qua đời, những người thân phải cạo đầu, cạo râu và mặc đồ trắng.
- Đeo trang sức, một số đồ vật được coi là bùa chú.
- Biết dùng loại cây giống thạch lựu để chế biến ra rượu uống.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 101 Lịch sử 10: Hãy nêu những cơ sở hình thành văn minh Phù Nam về dân cư và xã hội...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: