Hãy thu thập thông tin về hiện tượng băng tan và băng trôi ở châu Nam Cực

1.4 K

Với giải Vận dụng 3 trang 153 Địa Lí lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 22: Châu Nam Cực giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 22: Châu Nam Cực

Vận dụng 3 trang 153 Địa lí 7: Hãy thu thập thông tin về hiện tượng băng tan và băng trôi ở châu Nam Cực.

Phương pháp giải:

Thu thập thông tin trên Internet, sách báo,...

Trả lời:

* Nguyên của hiện tượng băng tan và băng trôi:

Nguyên nhân tự nhiên: 

- Trái Đất nóng lên do việc phát thải lượng lớn khí metan quá mức cho phép.

- Hiện tượng núi lửa phun trào cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tan.

Nguyên nhân nhân tạo (Chủ yếu do con người):

- Hoạt động công nghiệp xả khí thải ra môi trường;

- Hoạt động giao thông;

- Chặt phá rừng bừa bãi

=> Biến đổi khí hậu. Các khí nhà kính bị tích lũy quá nhiều mà chủ yếu là metan và CO2. Theo đó, những khí này khi thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ mặt trời phản xạ ra ngoài làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

* Hậu quả khi băng tan và băng trôi:

- Mực nước biển dâng cao, một số vùng đất có khả năng biến mất;

- Băng tan gây ô nhiễm không khí;

- Mất môi trường sống của các loài động vật;

- Ảnh hưởng trực tiếp tới con người như các thiên tai, bệnh dịch,…

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Khoáng sản chính ở châu Nam Cực là:

A. Dầu mỏ và khí đốt.

B. Dầu mỏ và than.

C. Than và sắt.

D. Đồng và sắt.

Đáp án: C

Giải thích:

- Các khoáng sản chính là than và sắt (SGK trang 152)

Câu 2. Hiệp ước Nam Cực ra đời nhằm mục đích gì?

A. Thiết lập thị trường kinh tế duy nhất, liên minh toàn diện nhất thế giới.

B. Thành lập một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

C. Nghiêm cấm các hoạt động quân sự, thăm dò và khai thác khoáng sản.

D. Phát triển kinh tế văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác giữa các nước thành viên.

Đáp án: C

Giải thích:

Năm 1959, có 12 quốc gia đã kí Hiệp ước Nam cực nhằm bảo tồn lục địa Nam Cực cho mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học. Hiệp ước này nghiêm cấm các hoạt động quân sự, thăm dò và khai thác khoáng sản cũng như xả thải phóng xạ. (SGK trang 151)

Câu 3. Mục đích các nhà khoa học khi đến châu Nam Cực?

A. Nghiên cứu, tìm kiếm nguồn tài nguyên.

B. Nghiên cứu khí hậu, sinh vật, động đất và bức xạ Mặt Trời.

C. Nghiên cứu biến đổi khí hậu.

D. Nghiên cứu tiến hành các hoạt động quân sự.

Đáp án: B

Giải thích:

 - Các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia và đang nghiên cứu về nghiên cứu khí hậu, sinh vật, động đất và bức xạ Mặt Trời (SGK trang 152)

Xem thêm lời giải Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá