Với giải sách bài tập Địa lí 7 Bài 22: Châu Nam Cực sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 7 Bài 22: Châu Nam Cực
Câu 1 trang 84 SBT Địa lí 7: Châu Nam Cực nằm trong khoảng từ
A. chỉ tuyển Nam đến vòng cực Nam.
B. 81°N đến cực Nam.
C. 60 N den 80'N.
D. vòng cực Nam đến cực Nam.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 2 trang 84 SBT Địa lí 7: Châu Nam Cực được bao bọc bởi đại dương tính sinh đây?
A. Nam Đại Dương
B. Ăn Độ Dương.
C. Thái Bình Dương
D. Đại Tây Dương.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 3 trang 84 SBT Địa lí 7: Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực?
A. Đại bộ phận châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng.
B. Châu Nam Cực giàu tài nguyên khoáng sản.
C. Châu Nam Cực có khí hậu lạnh giá và khô hạn.
D. Không có sinh vật nào sống được ở châu Nam Cực.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 4 trang 84 SBT Địa lí 7: Hiệp ước Nam Cực không có nội dung nào sau đây?
A. Các nước được thăm dò, khai thác khoáng sản
B. Nghiêm cấm thăm dò, khai thác khoáng sản.
C. Các nước được tham gia nghiên cứu khoa học.
D. Nghiêm cấm các hoạt động quân sự, xả thải phóng xạ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 5 trang 85 SBT Địa lí 7: Băng ở châu Nam Cực tan là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên.
B. Nhiệt trong lòng đất toả ra.
C. Sự hoạt động của dòng biển nóng.
D. Sự chuyển động của Trái Đất.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 6 trang 85 SBT Địa lí 7: Quan sát hình sau:
a) Hãy tìm hiểu và giới thiệu khái quát về loài động vật trên.
b) Tại sao chim cánh cụt lại có thể sống được ở châu Nam Cực?
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Chim cánh cụt sống ở Nam Bán Cầu, đông đảo nhất là tại Nam Cực.
- Đặc điểm của chim cánh cụt:
+ Chim cánh cụt khi trường thành sẽ có chiều cao cao từ 40cm – 1.1m, cân nặng từ 1 – 35kg.
+ Chim cánh cụt có phần đầu nhỏ, thuôn dài, mỏ cứng và nhọn.
+ Chim cánh cụt có cặp cánh làm chân chèo và là một thợ lặn chuyên nghiệp. Chúng có thể bơi với vận tốc 15 dặm một giờ. Khi lên bờ, chim cánh cụt đi thẳng đứng bằng 2 chân, nếu điều kiện tuyết cho phép thì chúng có thể trượt với cái bụng mỡ của mình.
+ Thân hình của cánh cụt khá tròn, lưng hơi cong và bụng chảy xệ xuống. Ở dưới vai chim cánh cụt có một đôi cánh không lông trông khá giống phần vây của cá heo. Lông của chim cánh cụt rất dày, và có 2 màu đen trắng.
+ Tuổi thọ của chim cánh cụt từ 15 đến 20 năm.
+ Chim cánh cụt sống theo bầy đàn. Cuộc đời của chim cánh cụt một nửa trên cạn, thời gian còn lại là ở dưới lòng của đại dương mênh mông.
Yêu cầu b) Chim cánh cụt lại có thể sống được ở châu Nam Cực vì chúng có bộ lông rậm, lớp mỡ dày để chịu rét.
Câu 7 trang 85 SBT Địa lí 7: Quan sát các hình và đọc đoạn thông tin sau:
"Do biến đổi khí hậu, các sông băng ở châu Nam Cực đang tan chảy rất nhanh, vượt xa vớc độ dự báo của các nhà khoa học, đặc biệt trong bốn thập kỉ gần đây. Theo ước tính từ năm 2009 đến nay, mỗi năm có khoảng 252 tỉ tấn băng tan chảy vào đại dương."
Hãy viết tiếp đoạn văn để nói về hậu quả của sự tan băng ở châu Nam Cực đối với đời sống con người trên Trái Đất và liên hệ với thực tế của nước ta.
Trả lời:
- Khi băng ở Nam Cực tan sẽ ảnh hưởng tới giao thông đường biển, làm mực nước biển dâng, nhiều diện tích đất canh tác bị chìm ngập…
- Ở nước ta, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nhiều khi băng ở Nam Cực tan.
Xem thêm các bài giải SBT Địa Lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 18: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ
Bài 19: Thực hành: Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn
Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm châu Đại Dương
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 22: Châu Nam Cực
I. Vị trí địa lí châu Nam Cực
- Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, nằm chủ yếu trong vòng cực Nam (66°33’N) được bao bọc bởi Nam Đại Dương, diện tích khoảng 14,1 triệu km2
- Là châu lục rộng thứ tư trên thế giới.
Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực
II. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực
- Được phát hiện vào cuối thế kỉ XIX
- Từ năm 1957, việc nghiên cứu được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện.
- Năm 1959, có 12 quốc gia đã kí Hiệp ước Nam Cực nhằm bảo tồn lục địa Nam Cực có mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học.
- Châu Nam Cực hiện không có cư dân sinh sống thường xuyên.
Trạm nghiên cứu ở châu Nam Cực
III. Đặc điểm thiên nhiên châu Nam Cực
- Có độ cao trung bình lớn nhất, đại bộ phận lãnh thổ bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng
- Giàu tài nguyên khoáng sản
- Có khí hậu lạnh nhất, nhiều bão nhất và khô nhất trên Trái Đất
- Thực vật rất nghèo nàn: rêu, địa y.
- Động vật chịu lạnh: chim cánh cụt, hải cẩu,..
Chim cánh cụt ở châu Nam Cực
IV. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu
- Nhiệt độ tăng sẽ làm băng tan, dẫn đến:
+ Sự thay đổi địa hình
+ Gia tăng mực nước biển
+ Thay đổi độ mặn của nước biển
+ Làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật
- Nếu nền nhiệt độ tăng 2°C, dải băng Tây Nam Cực sẽ sụp đổ, mực nước biển sẽ dâng hơn 2m, nếu nhiệt độ tăng 6-9°C hơn 70% lượng băng ở Nam Cực sẽ mất đi, mực nước biển sẽ dâng khoảng 40m.
Băng tan ở châu Nam Cực