Với giải Luyện tập 1 trang 153 Địa Lí lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 22: Châu Nam Cực giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 22: Châu Nam Cực
Luyện tập 1 trang 153 Địa lí 7: Sự ấm lên của khí hậu có tác động như thế nào đối với thiên nhiên của châu Nam Cực?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học.
Trả lời:
Khí hậu ấm lên sẽ ảnh hưởng lớn đến thiên nhiên của châu Nam Cực: nhiệt độ tăng làm băng bị tan, dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Khoáng sản chính ở châu Nam Cực là:
A. Dầu mỏ và khí đốt.
B. Dầu mỏ và than.
C. Than và sắt.
D. Đồng và sắt.
Đáp án: C
Giải thích:
- Các khoáng sản chính là than và sắt (SGK trang 152)
Câu 2. Hiệp ước Nam Cực ra đời nhằm mục đích gì?
A. Thiết lập thị trường kinh tế duy nhất, liên minh toàn diện nhất thế giới.
B. Thành lập một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
C. Nghiêm cấm các hoạt động quân sự, thăm dò và khai thác khoáng sản.
D. Phát triển kinh tế văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác giữa các nước thành viên.
Đáp án: C
Giải thích:
- Năm 1959, có 12 quốc gia đã kí Hiệp ước Nam cực nhằm bảo tồn lục địa Nam Cực cho mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học. Hiệp ước này nghiêm cấm các hoạt động quân sự, thăm dò và khai thác khoáng sản cũng như xả thải phóng xạ. (SGK trang 151)
Câu 3. Mục đích các nhà khoa học khi đến châu Nam Cực?
A. Nghiên cứu, tìm kiếm nguồn tài nguyên.
B. Nghiên cứu khí hậu, sinh vật, động đất và bức xạ Mặt Trời.
C. Nghiên cứu biến đổi khí hậu.
D. Nghiên cứu tiến hành các hoạt động quân sự.
Đáp án: B
Giải thích:
- Các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia và đang nghiên cứu về nghiên cứu khí hậu, sinh vật, động đất và bức xạ Mặt Trời (SGK trang 152)
Xem thêm lời giải Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 18: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ
Bài 19: Thực hành: Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn
Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương