Với giải Hoạt động trang 134 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
Hoạt động trang 134 KHTN lớp 7: Liên hệ các kiến thức đã học và thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
1: Giải thích vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng?
2: Xây dựng thực đơn cho một bữa ăn trong một ngày để đảm bảo chế độ ăn cân đối và đầy đủ dinh dưỡng.
Hướng dẫn giải:
Chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng giúp cung cấp đầy đủ các chất, năng lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Trả lời:
1: Ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng vì trong mỗi loại thức ăn có những chất dinh dưỡng khác nhau, do đó phối hợp thức ăn sẽ giúp chúng ta được cung cấp dầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con người.
2: Em có thể xây dựng bữa ăn gồm đầy đủ các chất: protein (thịt, trứng, cá, sữa,...); tinh bột (cơm, bánh mì, các loại hạt ngũ cốc khác,...); lipit (mỡ động vật, mỡ thực vật, bơ,..); vitamin và chất xơ (rau, củ, quả).
LÝ THUYẾT VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT VÀO THỰC TIỄN
1. Những nguy cơ khi thiếu hoặc thừa dinh dưỡng
- Nếu cơ thể bị thiếu hụt một chất dinh dưỡng nào đó, cơ thể sẽ không hoạt động bình thường.
+ Ví dụ: thiếu protein sẽ không đủ nguyên liệu để cấu tạo nên tế bào; thiếu vitamin A sẽ mắc bệnh khô mắt,….
Khô mắt do thiếu vitamin ABiểu hiện do thiếu vitamin C
- Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều một số chất dinh dưỡng cũng gây ra những hậu quả không tốt.
+ Ví dụ: Ăn quá nhiều thức ăn chứa đường có thể dẫn đến sâu răng; ăn quá nhiều chất béo và carbohydrate dẫn đến béo phì có thể dẫn đến các bệnh như tiểu đường, tim mạch,…
Béo phìSâu răng
→ Để người và động vật sinh trưởng, phát triển tốt cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí.
2. Vệ sinh ăn uống
- Một số tác nhân gây hại cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa: vi khuẩn, nấm trong thức ăn ôi thiu có thể gây ngộ độc thực phẩm; ấu trùng giun sán vào cơ thể thông qua thức ăn, nước uống có thể kí sinh trong ruột gây tắc ống mật, ống ruột và sử dụng một phần chất dinh dưỡng của cơ thể;…
Thức ăn ôi thiuThức ăn có chứa giun sán
- Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ có thể kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách như ăn vội vàng, nhai không kĩ, ăn không đúng giờ, khẩu phần ăn không hợp lí,…
Ăn nhanh, vội vàng làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thức ăn
→ Cần đảm bảo vệ sinh ăn uống và hình thành các thói quen ăn uống đúng cách để bảo vệ hệ tiêu hóa tránh các tác nhân có hại và hoạt động tiêu hóa có hiệu quả: ăn uống hợp vệ sinh; thiết lập khẩu phần ăn hợp lí; ăn chậm, nhai kĩ; ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí;…
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Hoạt động trang 133 KHTN lớp 7: Đọc thông tin trên và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:...
Hoạt động trang 134 KHTN lớp 7: Thảo luận với bạn và hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 31.1...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
Bài 32: Thực hành: Thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn