Với giải Câu hỏi thảo luận 9 trang 162 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Câu hỏi thảo luận 9 trang 162 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 35.11, trả lời các câu hỏi sau: Mô hình xen canh có ý nghĩa gì đối với người nông dân?
Phương pháp giải:
Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài khác nhau như nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng. Ngoài ra, các nhân tố khác như hormone, chất kích thích cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển sinh vật. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phụ thuộc vào mỗi loài sinh vật.
Trả lời:
Mô hình xen canh giúp người nông dân tận dụng được tối đa không gian đồng ruộng, thu hoạch được đa dạng loại nông sản.
Ví dụ: Xen canh mía và bắp cải
+ Mía là cây ưa sáng
+ Bắp cải là cây ưa bóng
- Mía tạo bóng râm cho bắp cải phát triển, bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
Lý thuyết Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn
2.1. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt
- Vận dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt để điều khiển sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Ví dụ:
+ Sử dụng các chất kích thích làm cho cây ra rễ, tăng chiều cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng, nhằm tăng năng suất. Khi sử dụng chất kích trong trồng trọt, cần thận trọng và tuyệt đối tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Khoai tây được tiêm hormone kích thích mọc mầm sớm
+ Điều khiển yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng,… để tận dụng nguồn ánh sáng, nguồn dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm cho phù hợp với đặc tính sinh trưởng và phát triển của mỗi loài cây trồng khác nhau.
Trồng xen canh ngô và lạc
Ủ rơm chống rét cho cây trồng
2.2. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi
- Vận dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi để điều khiển sinh trưởng và phát triển của vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Ví dụ:
+ Điều hoà sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi bằng sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích sự trao đổi chất, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của vật nuôi như bổ sung vitamin A, C, D, E... cho lợn, trâu, bò;…
+ Điều khiển yếu tố môi trường để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi như đảm bảo cân đối chất lượng, số lượng thức ăn; cải tạo chuồng trại đủ ánh sáng, ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè; tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi;…
Điều chỉnh nhiệt độ trong buồng nuôi tằm
2.3. Vận dụng sinh trưởng và phát triển trong phòng trừ côn trùng, sâu hại
- Hiểu biết về vòng đời của một số động vật gây hại giúp chúng ta có biện pháp tiêu diệt và phòng trừ hợp lí bằng cách cắt đứt một giai đoạn nào đó trong vòng đời của chúng.
- Ví dụ: Để diệt muỗi, người ta thường loại bỏ các vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng, hoặc tiêu diệt ấu trùng vì đây là giai đoạn dễ tác động nhất trong vòng đời của chúng.
Vòng đời của muỗi
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi thảo luận 1 trang 159 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 35.1, hãy cho biết:...
Câu hỏi thảo luận 6 trang 160 KHTN lớp 7: Em hãy lấy ví dụ về vai trò của nước đối với thực vật....
Vận dụng trang 163 KHTN lớp 7:
Bài 1 trang 163 KHTN lớp 7: Hãy vẽ đồ thị thể hiện sự phụ thuộc sinh trưởng của tằm vào nhiệt độ:...
Bài 2 trang 163 KHTN lớp 7: Cho biết giới hạn trên, giới hạn dưới về nhiệt độ của tằm....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật
Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật