Với giải Bài 3 trang 81 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy
Bài 3 trang 81 Hóa học 10: Cho biết phản ứng sau có > 0 và diễn ra ở ngay nhiệt độ phòng.
2NH4NO3(s) + Ba(OH)2.8H2O(s) → 2NH3(aq) + Ba(NO3)2(aq) + 10H2O(l)
Khi trộn đều một lượng ammonium nitrate (NH4NO3) rắn với một lượng barium hydroxide ngậm nước (Ba(OH)2.8H2O) ở nhiệt độ phòng thì nhiệt độ của hỗn hợp sẽ tăng hay giảm? Giải thích.
Phương pháp giải:
Khi phản ứng thu nhiệt thì > 0
Lời giải:
Ta có: > 0 => Đây là phản ứng thu nhiệt
=> Phản ứng sẽ hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt
=> Nhiệt độ của hỗn hợp giảm
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Phản ứng nào dưới đây cần cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?
A. Phản ứng tạo gỉ kim loại
B. Phản ứng quang hợp
C. Phản ứng nhiệt phân
D. Phản ứng đốt cháy
Đáp án: C
Giải thích:
Phản ứng tạo gỉ kim loại, phản ứng quang hợp không cần cung cấp nhiệt.
Phản ứng nhiệt phân cần cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt trong quá trình phản ứng. Dừng cung cấp nhiệt phản ứng sẽ dừng lại.
Ví dụ: CaCO3 CaO + CO2
Phản ứng đốt cháy chỉ cần nhiệt lúc khơi mào phản ứng. Sau đó phản ứng tự tỏa nhiệt để duy trì.
Câu 2. Khẳng định đúng là
A. Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất đều bằng 0
B. Enthalpy tạo thành chuẩn của các hợp chất đều bằng 0
C. Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền nhất đều bằng 0
D. Cả A, B và C đều sai
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền nhất đều bằng 0.
Câu 3. Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học () chính là
A. lượng nhiệt kèm theo của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền nhất trong điều kiện chuẩn
B. lượng nhiệt tỏa ra của phản ứng đó ở điều kiện chuẩn
C. lượng nhiệt thu vào của phản ứng đó ở điều kiện chuẩn
D. Cả B và C đều đúng
Đáp án: D
Giải thích:
Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học () chính là lượng nhiệt tỏa ra hoặc thu vào của phản ứng đó ở điều kiện chuẩn.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 77 Hóa học 10: Cho các phản ứng sau:...
Vận dụng 1 trang 78 Hóa học 10: Dự đoán các phản ứng sau là tỏa nhiệt hay thu nhiệt?...
Câu hỏi 4 trang 79 Hóa học 10: Cho phản ứng:...
Câu hỏi 5 trang 79 Hóa học 10: Vì sao enthalpy tạo thành của một đơn chất bền lại bằng không?...
Câu hỏi 6 trang 80 Hóa học 10: Giá trị của phản ứng sau là bao nhiêu kJ?...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Phản ứng oxi hóa - khử
Bài 14 : Phản ứng hóa học và enthalpy
Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học
Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học
Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen