Với giải Câu hỏi 1 trang 78 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy
Câu hỏi 1 trang 78 Hóa học 10: Khi làm thí nghiệm, làm thế nào để biết một phản ứng là tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
Phương pháp giải:
Phản ứng tỏa nhiệt: là phản ứng hóa học thường kèm theo sự giải phóng hoặc hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
Phản ứng thu nhiệt: là phản ứng hóa học có sự cung cấp nhiệt cho phản ứng
Lời giải:
- Để nhận biết phản ứng tỏa nhiệt: Ta cảm nhận hoặc đo được nhiệt độ xung quanh phản ứng thí nghiệm đó tăng lên . Hoặc phản ứng không cần cung cấp nhiệt trong suốt quá trình xảy ra phản ứng
- Để nhận biết phản ứng thu nhiệt: Ta cần phải cung cấp nhiệt trong suốt quá trình xảy ra phản ứng thì phản ứng mới diễn ra
Lý thuyết Phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt
Các phản ứng hóa học khi xảy ra luôn kèm theo sự giải phóng hoặc hấp thụ năng lượng. Năng lượng này gọi là năng lượng hóa học.
- Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.
Ví dụ: Cho vôi sống (CaO) tác dụng với nước sinh ra Ca(OH)2, phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
CaO(s) + H2O(l) Ca(OH)2(s)
- Phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là phản ứng thu nhiệt.
Ví dụ: Nung đá vôi thu được vôi sống và khí CO2, phản ứng thu nhiệt.
CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g)
- Các phản ứng kèm theo sự thay đổi năng lượng dạng nhiệt rất phổ biến trong tự nhiên.
+ Phản ứng đốt cháy nhiên liệu (than, gỗm cồn, ...), phản ứng tạo gỉ sắt, phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể, ...
+ Phản ứng trong lò nung vôi, nung clinker xi măng, ... là các phản ứng thu nhiệt.
- Với cùng một phản ứng, ở điều kiện khác nhau về nhiệt độ, áp suất thì lượng nhiệt kèm theo cũng khác nhau.
- Để thuận tiện cho việc so sánh lượng nhiệt kèm theo, người ta sử dụng điều kiện chuẩn và quy định như sau:
Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC).
Lưu ý: Kí hiệu thể của chất
g (gas): chất khí
s (solid): chất rắn
l (liquid): chất lỏng
aq (aqueous): chất tan trong nước
Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 77 Hóa học 10: Cho các phản ứng sau:...
Vận dụng 1 trang 78 Hóa học 10: Dự đoán các phản ứng sau là tỏa nhiệt hay thu nhiệt?...
Câu hỏi 4 trang 79 Hóa học 10: Cho phản ứng:...
Câu hỏi 5 trang 79 Hóa học 10: Vì sao enthalpy tạo thành của một đơn chất bền lại bằng không?...
Câu hỏi 6 trang 80 Hóa học 10: Giá trị của phản ứng sau là bao nhiêu kJ?...
Bài 3 trang 81 Hóa học 10: Cho biết phản ứng sau có > 0 và diễn ra ở ngay nhiệt độ phòng...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Phản ứng oxi hóa - khử
Bài 14 : Phản ứng hóa học và enthalpy
Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học
Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học
Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen