Trả lời Câu 1 trang 77 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong bài Thị Mầu lên chùa giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Thị Mầu lên chùa
Câu 1 trang 77 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Chú ý ngôn ngữ, hành động của các nhân vật và chỉ dẫn sân khấu.
Trả lời:
- Chỉ dẫn sân khấu:
(Thị Mầu: ra nói; đế; hát; xưng danh; đế; đế; đế; đê; hát ghẹo tiểu; nói; Tiểu Kính bỏ chạy; nấp; xông ra, nắm tay tiểu kính; Tiểu Kính bỏ chạy; đế; hát; hạ
Tiểu Kính: tụng kinh; ra, nói)
- Hành động của Thị Mầu: xông ra nắm tay chú tiểu
- Ngôn ngữ thể hiện Thị Mầu: của người lẳng lơ, thấy chú tiểu đẹp thì mê, mà mê thì ghẹo, mà ghẹo thì ghẹo tới nơi tới chốn. Thị mầu ghẹo tiểu được diễn tả bằng chính hai điệu hát “Cấm giá” và “Bình thảo”
+ “Cấm gía” vì Thị Mầu mới ve vãn nên câu thơ còn e ấp tế nhị:
“Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba
Thấy sư mười bốn vãi già mười lăm
Tôi muốn cho một tháng đôi rằm”
+ “Bình thảo” khi mà sự ve vãn bên ngoài không có kết quả, khi mà Thị Mầu đã bốc lửa, Thị Mầu muốn đốt cháy với chú tiểu thì lời ca trong điệu hát không còn ngọt ngào:
“Người đâu ở chùa này
Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang
Ấy mấy thầy tiểu ơi”
“Thầy như táo rụng sân đình
Em như gái rở, đi rình của chua
- Ngôn ngữ, hành động của Tiểu Kính: Giữ khoảng cách, tìm cách từ chối, lẩn tránh, lúc nào cũng tụng kinh “Niệm Nam mô A Di Đà Phật!”
=> Bên cạnh nét giai điệu phóng túng, du dương là nét nhạc trầm lắng cùng với tiếng gõ mõ tụng kinh đều đều. Hai thái cực âm nhạc đối nhau, hai tâm trạng khác nhau, hai nỗi niềm khác nhau tạo nên một màn trò độc đáo.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 2 trang 78 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Thị Mầu lên chùa có gì khác với lệ thường...
Câu 4 trang 79 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Thị Mầu có quan tâm đến việc vào lễ Phật không?...
Câu 5 trang 79 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Phép so sánh trong lời của Thị Mầu có gì độc đáo?...
Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Soạn bài Thực hành tiếng việt lớp 7 trang 82 Tập 1
Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm