Quan sát Hình 30.1 và trả lời các câu hỏi sau: a) Nước được cung cấp cho cơ thể người từ những nguồn nào?

5.2 K

Với giải Câu hỏi 3 trang 138 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Câu hỏi 3 trang 138 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 30.1 và trả lời các câu hỏi sau: 

a) Nước được cung cấp cho cơ thể người từ những nguồn nào? 

b) Nước trong cơ thể người có thể bị mất đi qua những con đường nào? 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 30.1 ta thấy cơ thể người hấp thu nước từ thức ăn và nước uống và đào thải nước ra môi trường qua hơi thở, thoát hơi nước, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu.

Trả lời:

a) Nước được cung cấp cho cơ thể từ nguồn: Thức ăn, nước uống.

b) Nước trong cơ thể có thể mất đi do: Hơi thở, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu.

Lý thuyết Con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng ở động vật

1.1. Nhu cầu sử dụng nước ở động vật

- Nhu cầu sử dụng nước ở động vật là khác nhau tùy theo loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường, độ tuổi, loại thức ăn,…

+ Ví dụ: Nhu cầu nước ở voi khoảng 300 L/ngày; các loài gia súc lớn như trâu bò là khoảng 30 – 40 L/ngày; cừu và dê chỉ cần khoảng 4 – 5 L/ngày.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 1)

Nhu cầu nước khác nhau ở mỗi loài

- Đối với cơ thể người, nhu cầu nước thay đổi theo độ tuổi: trẻ em cần cung cấp khoảng 1L nước, còn người trưởng thành khoảng 1,5 – 2L nước mỗi ngày. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng nước ở mỗi người còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhưgiới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khỏe,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Nhu cầu nước theo độ tuổi ở người

1.2. Con đường trao đổi nước ở động vật

Lượng nước được giữ ổn định nhờ sự cân bằng giữa lượng nước lấy vào với lượng nước cơ thể sử dụng và bài tiết ra khỏi cơ thể:

+ Lấy vào: Nước được cơ thể lấy vào thông qua thức ăn và nước uống.

+ Sử dụng: Nước được hấp thụ vào máu nhờ ống tiêu hóa (chủ yếu ở ruột già). Thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn, máu vận chuyển nước đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Tại đây, nước được dùng làm nguyên liệu tham gia vào quá trình trao đổi chất.

+ Bài tiết: Một lượng nước cũng được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua nhiều hoạt động khác nhau như hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật | Khoa học tự nhiên 7

Con đường trao đổi nước ở người

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 137 KHTN lớp 7: Hằng ngày, chúng ta cần phải ăn uống để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bằng cách nào mà cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn? Cơ thể hấp thụ toàn bộ các chất trong thức ăn không? ...

Câu hỏi 1 trang 137 KHTN lớp 7: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu nước của động vật?...

Câu hỏi 2 trang 137 KHTN lớp 7: Việc đảm bảo nhu cầu nước có ý nghĩa gì đối với cơ thể động vật?...

Luyện tập trang 137 KHTN lớp 7: Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về nhu cầu nước của các loài sau đây: bò, mèo, lợn, thằn lằn, lạc đà. Dựa vào đặc điểm nào để em sắp xếp được như thế?...

Câu hỏi 4 trang 138 KHTN lớp 7: Hãy trình bày con đường trao đổi nước ở động vật và người....

Luyện tập trang 138 KHTN lớp 7: Theo em nên uống nước ở những thời điểm nào là hợp lí?...

Câu hỏi 5 trang 139 KHTN lớp 7: Cơ quan nào trong ống tiêu hoá ở người là nơi thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn?...

Câu hỏi 6 trang 139 KHTN lớp 7: Dựa vào Hình 30.2, em hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người....

Câu hỏi 7 trang 139 KHTN lớp 7: Quá trình tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá người được thực hiện thông qua những hoạt động nào?...

Câu hỏi 8 trang 140 KHTN lớp 7: Hệ tuần hoàn nhận những chất nào từ hệ hô hấp và hệ tiêu hoá?...

Câu hỏi 9 trang 140 KHTN lớp 7: Các chất dinh dưỡng và chất thải được vận chuyển đến đâu trong cơ thể?...

Câu hỏi 10 trang 140 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 30.3, hãy mô tả chi tiết quá trình vận chuyển các chất trong hai vòng tuần hoàn ở người...

Luyện tập trang 140 KHTN lớp 7: Tại sao nói hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật?...

Vận dụng trang 140 KHTN lớp 7: Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ hệ tiêu hoá và hệ tuần hoàn...

Câu hỏi 11 trang 141 KHTN lớp 7: Hãy dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng sau đây cao hay thấp. Giải thích. ..

Câu hỏi 12 trang 141 KHTN lớp 7: Cho ví dụ về những tác hại của việc thừa hoặc thiếu các chất dinh dưỡng....

Câu hỏi 13 trang 141 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 30.4, hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm thực phẩm....

Câu hỏi 14 trang 141 KHTN lớp 7: Các loại thực phẩm bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả gì cho người sử dụng?..

Luyện tập trang 142 KHTN lớp 7: Hãy cho biết vai trò của việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp....

Vận dụng trang 142 KHTN lớp 7: Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng người, em hãy đề xuất một số biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khoẻ con người. Cho biết tác dụng của các biện pháp đó....

Bài 1 trang 142 KHTN lớp 7: Tại sao nói “Các hệ cơ quan trong cơ thể động vật có mối quan hệ mật thiết với nhau?” Cho ví dụ chứng minh....

Bài 2 trang 142 KHTN lớp 7: Nếu là một tuyên truyền viên, em sẽ tuyên truyền những nội dung gì về giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương em?...

Bài 3 trang 142 KHTN lớp 7: Hãy tìm hiểu một số bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lí hoặc ăn uống không hợp vệ sinh ở địa phương em. Nêu biện pháp phòng tránh các bệnh đó theo mẫu trong bảng dưới đây....

Bài 4 trang 142 KHTN lớp 7: Nhu cầu nước mỗi ngày của trẻ em theo cân nặng theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng vào năm 2012 được mô tả như trong bảng sau:...

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 29: Trao đổi nước và các dinh dưỡng ở thực vật

Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

Bài 33: Tập tính của động vật

Đánh giá

0

0 đánh giá