Với giải Câu hỏi thảo luận 7 trang 133 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 29: Trao đổi nước và các dinh dưỡng ở thực vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 29: Trao đổi nước và các dinh dưỡng ở thực vật
Câu hỏi thảo luận 7 trang 133 KHTN lớp 7: Dựa vào kiến thức đã học về cấu tạo của khí khổng và quan sát Hình 29.4, em hãy cho biết thành tế bào hạt đậu có những biến đổi như thế nào trong hoạt động đóng, mở khí khổng.
Phương pháp giải:
Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm khí khổng mở; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm khí khổng đóng lại.
Trả lời:
Những biến đổi của thành tế bào hạt đậu trong hoạt động đóng, mở khí khổng:
- Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở. (Hình a)
- Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. (Hình b)
Lý thuyết Quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
1.1. Con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ
- Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu của cây: Một số tế bào biểu bì ở rễ kéo dài tạo thành lông hút. Lông hút có nhiệm vụ hút nước và muối khoáng trong đất.
- Con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ:Nước và muối khoáng trong đất → lông hút → biểu bì → thịt vỏ → mạch gỗ của rễ.
- Sau khi nước và muối khoáng từ đất được rễ hấp thụ vào mạch gỗ nhờ lông hút, sẽ được vận chuyển lên thân và lá để cung cấp cho các hoạt động sống của cây.
Sơ đồ con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ
1.2. Quá trình vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây
Sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ |
Sự vận chuyển các chất trong mạch rây |
- Vận chuyển chủ yếu là nước và muối khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin, …) được tổng hợp ở rễ. |
- Vận chuyển chủ yếu là chất hữu cơ được tổng hợp ở lá, bên cạnh đó còn vận chuyển hormone, vitamin, ATP và một số muối khoáng. |
- Vận chuyển theo chiều đi lên (các chất từ rễ lên thân, lá…). |
- Vận chuyển theo chiều đi xuống (các chất được tổng hợp từ lá được vận chuyển xuống các cơ quan khác của cây). |
Quá trình vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây
1.3. Quá trình thoát hơi nước ở lá cây
- Khoảng 98% lượng nước cây hút vào bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá.
Quá trình thoát hơi nước ở lá cây
- Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây:
+ Tạo lực hút để vận chuyển nước và các chất trong cây.
+ Giúp lá cây không bị nóng dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời.
+ Tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở thực vật.
- Cơ chế thoát hơi nước:
+ Quá trình thoát hơi nước ở lá cây diễn ra chủ yếu qua khí khổng ở lá cây.
+ Hoạt động đóng, mở khí khổng có vai trò điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước và tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở lá: Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí mở → tốc độ thoát hơi nước tăng. Khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí đóng lại → tốc độ thoát hơi nước giảm.
Hoạt động đóng, mở khí khổng ở lá cây
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi thảo luận 5 trang 132, 133 KHTN lớp 7: Dựa vào Hình 29.3, hãy trả lời các câu hỏi sau:...
Câu hỏi thảo luận 12 trang 135 KHTN lớp 7: Điều gì sẽ xảy ra nếu:...
Vận dụng trang 136 KHTN lớp 7:
- Vì sao trước khi trồng cây, người ta cần cày, xới làm cho đất tơi, xốp?....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 28: Vai trò của nước và các dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
Bài 29: Trao đổi nước và các dinh dưỡng ở thực vật
Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước