Với giải Bài 3 trang 56 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Liên kết ion giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 10: Liên kết ion
Bài 3 trang 56 Hóa học 10: a) Giải thích vì sao bán kính nguyên tử Na, Mg lớn hơn bán kính các ion kim loại tương ứng
b) Vì sao cả Na2O và MgO đều là chất rắn ở nhiệt độ thường?
c) Vì sao nhiệt độ nóng chảy của MgO (2 852oC) cao hơn rất nhiều so với Na2O (1 132oC)?
Phương pháp giải:
a) Vẽ sơ đồ nguyên tử Na, Mg nhường electron ở lớp vỏ ngoài cùng
b) Na2O và MgO là hợp chất ion
Lời giải:
a)
- Ở dạng nguyên tử, Na và Mg đều có 3 lớp electron. Ở dạng ion Na+, Mg2+ chỉ có 2 lớp electron
=> Bán kính nguyên tử Na, Mg lớn hơn bán kính các ion kim loại tương ứng
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Cho ion Al3+ và SO42-. Công thức của hợp chất ion được tạo thành từ 2 ion đã cho là
A. AlSO4
B. Al3(SO4)2
C. Al2(SO4)3
D. Al2SO4
Đáp án: C
Giải thích:
Công thức của hợp chất ion được tạo thành từ 2 ion đã cho có dạng: Alx(SO4)y
Tổng điện tích của các ion trong hợp chất bằng 0 nên ta có:
3x + (-2)y=0
⇒3x=2y
⇒
⇒ Lấy x = 2; y = 3
Vậy công thức là: Al2(SO4)3
Câu 2. Quá trình hình thành liên kết ion trong phân tử CaO là
A. Ca ⟶ Ca2+ + 2e; O + 2e ⟶ O2−; Ca2+ + O2−⟶ CaO
B. Ca ⟶ Ca+ + 1e; O + 1e ⟶ O−; Ca+ + O−⟶ CaO
C. O ⟶ O2+ + 2e; Ca + 2e ⟶ Ca2−; O2+ + Ca2−⟶ CaO
D. O ⟶ O+ + 1e; Ca + 1e ⟶ Ca−; O+ + Ca−⟶ CaO
Đáp án: A
Giải thích:
Ca (Z = 20): [Ar]4s2 có 2 electron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm.
O (Z = 8): [He]2s22p4 có 6 electron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhận 2 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm.
Quá trình hình thành liên kết ion:
Ca ⟶ Ca2+ + 2e
O + 2e ⟶ O2−
Ca2+ + O2−⟶ CaO
Câu 3. Quá trình hình thành liên kết ion trong phân tử MgCl2 là
A. Mg ⟶ Mg2+ + 2e; Cl + 2e ⟶ Cl2−; Mg2+ + Cl2−⟶ MgCl2
B. Mg ⟶ Mg2+ + 2e; Cl + 1e ⟶ Cl−; Mg2+ + Cl−⟶ MgCl2
C. Mg ⟶ Mg2+ + 2e; Cl + 1e ⟶ Cl−; Mg2+ + 2Cl−⟶ MgCl2
D. Mg ⟶ Mg+ + 1e; Cl + 2e ⟶ Cl2−; Mg+ + Cl2−⟶ MgCl2
Đáp án: C
Giải thích:
Mg (Z = 12): [Ne]3s2 có 2 electron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm.
Cl (Z = 17): [Ne]3s23p5 có 7 electron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhận 1 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm.
Quá trình hình thành liên kết ion:
Mg ⟶ Mg2+ + 2e
Cl + 1e ⟶ Cl−
Mg2+ + 2Cl− ⟶ MgCl2
Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diểu hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 53 Hóa học 10: Phát biểu nào dưới đây phù hợp với sơ đồ phản ứng ở Hình 10.1?...
Câu hỏi 1 trang 53 Hóa học 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?...
Luyện tập 1 trang 54 Hóa học 10: Hãy nêu một số hợp chất ion:...
Bài 1 trang 56 Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây là đúng?...
Bài 2 trang 56 Hóa học 10: Những tính chất nào sau đây là tính chất điển hình của hợp chất ion?...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 12: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals
Bài 13: Phản ứng oxi hóa - khử