Với giải Bài 2 trang 56 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Liên kết ion giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 10: Liên kết ion
Bài 2 trang 56 Hóa học 10: Những tính chất nào sau đây là tính chất điển hình của hợp chất ion?
(a) Tồn tại ở thể khí trong điều kiện thường
(b) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao
(c) Thường tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường
(d) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp
Phương pháp giải:
- Đặc điểm hợp chất ion:
+ Các hợp chất ion thường là tinh thể rắn ở điều kiện thường
+ Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi rất cao
Lời giải:
- Đặc điểm hợp chất ion:
+ Các hợp chất ion thường là tinh thể rắn ở điều kiện thường
+ Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi rất cao
=> Phát biểu (b) và (c) đúng
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Cho ion Al3+ và SO42-. Công thức của hợp chất ion được tạo thành từ 2 ion đã cho là
A. AlSO4
B. Al3(SO4)2
C. Al2(SO4)3
D. Al2SO4
Đáp án: C
Giải thích:
Công thức của hợp chất ion được tạo thành từ 2 ion đã cho có dạng: Alx(SO4)y
Tổng điện tích của các ion trong hợp chất bằng 0 nên ta có:
3x + (-2)y=0
⇒3x=2y
⇒
⇒ Lấy x = 2; y = 3
Vậy công thức là: Al2(SO4)3
Câu 2. Quá trình hình thành liên kết ion trong phân tử CaO là
A. Ca ⟶ Ca2+ + 2e; O + 2e ⟶ O2−; Ca2+ + O2−⟶ CaO
B. Ca ⟶ Ca+ + 1e; O + 1e ⟶ O−; Ca+ + O−⟶ CaO
C. O ⟶ O2+ + 2e; Ca + 2e ⟶ Ca2−; O2+ + Ca2−⟶ CaO
D. O ⟶ O+ + 1e; Ca + 1e ⟶ Ca−; O+ + Ca−⟶ CaO
Đáp án: A
Giải thích:
Ca (Z = 20): [Ar]4s2 có 2 electron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm.
O (Z = 8): [He]2s22p4 có 6 electron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhận 2 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm.
Quá trình hình thành liên kết ion:
Ca ⟶ Ca2+ + 2e
O + 2e ⟶ O2−
Ca2+ + O2−⟶ CaO
Câu 3. Quá trình hình thành liên kết ion trong phân tử MgCl2 là
A. Mg ⟶ Mg2+ + 2e; Cl + 2e ⟶ Cl2−; Mg2+ + Cl2−⟶ MgCl2
B. Mg ⟶ Mg2+ + 2e; Cl + 1e ⟶ Cl−; Mg2+ + Cl−⟶ MgCl2
C. Mg ⟶ Mg2+ + 2e; Cl + 1e ⟶ Cl−; Mg2+ + 2Cl−⟶ MgCl2
D. Mg ⟶ Mg+ + 1e; Cl + 2e ⟶ Cl2−; Mg+ + Cl2−⟶ MgCl2
Đáp án: C
Giải thích:
Mg (Z = 12): [Ne]3s2 có 2 electron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm.
Cl (Z = 17): [Ne]3s23p5 có 7 electron lớp ngoài cùng ⇒ xu hướng nhận 1 electron để đạt cấu hình electron lớp ngoài cùng bền vững của khí hiếm.
Quá trình hình thành liên kết ion:
Mg ⟶ Mg2+ + 2e
Cl + 1e ⟶ Cl−
Mg2+ + 2Cl− ⟶ MgCl2
Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diểu hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 53 Hóa học 10: Phát biểu nào dưới đây phù hợp với sơ đồ phản ứng ở Hình 10.1?...
Câu hỏi 1 trang 53 Hóa học 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?...
Luyện tập 1 trang 54 Hóa học 10: Hãy nêu một số hợp chất ion:...
Bài 1 trang 56 Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây là đúng?...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 12: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals
Bài 13: Phản ứng oxi hóa - khử