Quan sát hình 23.6 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy nêu kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực

1.7 K

Với giải Câu hỏi trang 179 Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực

Câu hỏi trang 179 Địa Lí lớp 7: Quan sát hình 23.6 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy nêu kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

Quan sát hình 23.6 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy nêu kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên

Trả lời:

Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu:

- Nhiệt độ trung bình cuối thế kỉ XXI tăng 1,10C – 2,60C (dao động 2,60C- 4,80C) so với trung bình thời kỳ 1986 – 2005. Mực nước biển toàn cầu tăng, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng. Nhiệt độ trái đất tăng, băng ở Nam Cực tan chảy, vỡ ra tạo ra các núi băng trôi gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại. Môi trường sống của chim cánh cụt bị thu hẹp, làm giảm số lượng. Băng tan làm giảm độ mặn của nước biển, ảnh hưởng môi trường sống của sinh vật biển. Các loài tảo, rêu phát triển làm thay đổi cảnh quan môi trường. Thực vật hấp thụ ánh nắng làm nhiệt độ tăng lên khiến băng tan nhanh hơn.

Lý thuyết Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Biến đổi khí hậu ngày càng nhanh trên toàn cầu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu, trong thế kỉ XX nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 1,1 - 2,60C (dao động đến 2,6 - 4,8 0C) so với thời kì 1986 - 2005 làm cho mực nước biển toàn cầu tăng và các thời tiết cực đoan gia tăng

- Nhiệt độ tăng - lớp băng ở Nam Cực tan chảy - lớp băng di chuyển từ trung tâm ra vùng xung quanh và bị vỡ ra cùng với băng thềm lục địa - tạo thành các núi băng trôi trên biển gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại.

- Băng tan làm giảm địa bàn sinh sống - giảm số lượng chim cánh cụt. Băng tan - làm thay đổi độ mặn của nước biển - giảm sút khối lượng sinh vật phù du, các loài nhuyến thể vốn là thức ăn của cá voi, hải cẩu, chim cánh cụt.

- Khí hậu ấm lên làm cho các loài tảo, địa y phát triển - các loài thực vật này hấp thụ ánh sáng mặt trời làm nhiệt độtăng lên nhanh - băng tan nhanh hơn.

Xem thêm lời giải Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi mở đầu trang 176 Bài 23 Địa Lí lớp 7: Vậy, điều gì đã tạo nên sự khác biệt cho châu Nam Cực?...

Câu hỏi trang 177 Địa Lí lớp 7: Dựa vào hình 23.1, hình 23.2, và thông tin trong bài, em hãy cho biết đặc điểm nổi bật của địa hình bề mặt châu Nam Cực...

Câu hỏi trang 177 Địa Lí lớp 7: Dựa vào hình 23.3, hình 23.4 và thông tin trong bài, em hãy:...

Câu hỏi trang 179 Địa Lí lớp 7: Dựa vào hình 23.5 và thông tin trong bài, em hãy:...

Câu hỏi trang 179 Địa Lí lớp 7: Dựa vào hình 23.1 và thông tin trong bài, em hãy:...

Luyện tập 1 trang 180 Địa Lí lớp 7: Lập sơ đồ tóm tắt những đặc điểm chính của thiên nhiên châu Nam Cực...

Luyện tập 2 trang 180 Địa Lí lớp 7: Giải thích vì sao châu Nam Cực được gọi là hoang mạc lạnh của thế giới...

Vận dụng 3 trang 180 Địa Lí lớp 7: Đặc điểm nào về tự nhiên của châu Nam Cực làm em ấn tượng nhất. Hãy thu thập thêm thông tin về điểm ấy...

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương

Bài 20: Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a

Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực

Đánh giá

0

0 đánh giá