Soạn bài Tự đánh giá lớp 7 trang 51, 52 tập 2 | Cánh diều Ngữ văn lớp 7

5.2 K

Tài liệu soạn bài Tự đánh giá lớp 7 trang 51, 52 tập 2 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tự đánh giá lớp 7 trang 51, 52 tập 2 hay nhất

Câu 1 trang 51 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Đoạn trích trên viết về vấn đề gì?

A. Đánh giá của người nước ngoài về tiếng Việt

B. Tầm quan trọng của tiếng Việt

C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt

D. Ý nghĩa của việc học tiếng Việt

Trả lời:

Đoạn trích trên viết về sự giàu đẹp của tiếng Việt.

=> Đáp án C.

Câu 2 trang 51 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Đoạn trích trên được viết theo kiểu văn bản nào?

A. Miêu tả

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Thuyết minh

Trả lời:

Đoạn trích trên được viết theo kiểu văn bản nghị luận.

=> Đáp án B.

Câu 3 trang 51 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Theo em, mục đích chính của người viết đoạn trích trên là gì?

A. Ca ngợi tiếng Việt của chúng ta rất giàu và rất đẹp

B. Khẳng định tầm quan trọng không thể phủ nhận của tiếng Việt

C. Khuyến khích mọi người yêu quý và học tập tiếng Việt

D. Thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt để thêm trân quý, tự hào

Trả lời:

Theo em, mục đích chính của người viết đoạn trích trên là: Khuyến khích mọi người yêu quý và học tập tiếng Việt

=> Đáp án C.

Câu 4 trang 51 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Câu nào dưới đây là bằng chứng làm rõ cho ý kiến: Tiếng Việt rất đẹp về tính nhạc?

A. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi.

B. Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều.

C. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt. 

D. Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng.

Trả lời:

“Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng.” là bằng chứng làm rõ cho ý kiến: Tiếng Việt rất đẹp về tính nhạc.

=> Đáp án D.

Câu 5 trang 51 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Câu “Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc.” và câu “Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi.” trong phần (2) đoạn trích đóng vai trò gì?

A. Lí lẽ trong văn bản nghị luận

B. Ý kiến khái quát của văn bản

C. Bằng chứng trong văn bản nghị luận

D. Vừa là lí lẽ vừa là bằng chứng

Trả lời:

Câu "Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc." và câu "Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi." trong phần (2) đoạn trích đóng vai trò làm bằng chứng.

=> Đáp án C.

A. Là bằng chứng trong văn bản nghị luận 

B. Vừa là bằng chứng, vừa là lí lẽ

C. Là lí lẽ trong văn bản nghị luận

D. Là ý kiến chung của cả văn bản

Trả lời:

Câu “Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc." đóng vai trò là lí lẽ.

=> Đáp án C.

Câu 7 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Tính mạch lạc trong phần (2) đoạn trích được thể hiện như thế nào?

A. Có nhiều bằng chứng phong phú

B. Có những lí lẽ thuyết phục

C. Có đầy đủ lí lẽ và bằng chứng

D. Tập trung vào một chủ đề

Trả lời:

Tính mạch lạc trong phần (2) đoạn trích được thể hiện qua hệ thống lí lẽ bằng chứng phong phú, thuyết phục, tập trung vào một chủ đề duy nhất: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.

=> Đáp án D.

Câu 8 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Biện pháp liên kết chủ yếu nào được sử dụng để liên kết văn bản ở phần (2)

A. Biện pháp lược                  

B. Biện pháp lặp từ vựng

C. Biện pháp thế                                

D. Biện pháp nối

Trả lời:

Biện pháp liên kết chủ yếu được sử dụng để liên kết văn bản ở phần (2): phép lặp “tiếng Việt”.

=> Đáp án B.

Câu 9 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Phần (3) đoạn trích khẳng định điều gì?

A. Người Việt cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

B. Cấu tạo tiếng Việt là biểu hiện về sức sống của nó

C. Vẻ đẹp của tiếng Việt là vẻ đẹp thanh điệu

D. Sự giàu có của tiếng Việt thể hiện ở từ vựng

Trả lời:

Phần (3) đoạn trích khẳng định: Cấu tạo tiếng Việt là biểu hiện về sức sống của nó

=> Đáp án B.

Câu 10 trang 52 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Trong bài thơ Tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ viết:

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

            Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

Đoạn thơ trên muốn nói về vẻ đẹp gì của tiếng Việt? Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7-8 dòng) nêu lên suy nghĩ của mình về vẻ đẹp ấy.

Trả lời:

Người Việt Nam ngày nay có đầy đủ lí do và bằng chứng để tự hào về tiếng Việt của mình. Vẻ đẹp của tiếng Việt đến từ mọi khía cạnh, đến từ cả sự giàu đẹp và đa dạng của tiếng Việt. Âm điệu của tiếng Việt đa dạng và trầm bổng nhờ hệ thống 4 dấu gồm: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Hơn nữa, ở mỗi vùng miền, thanh âm và âm điệu của người dân mỗi vùng miền lại khác nhau, làm nên sự đa dạng và màu sắc địa phương của tiếng Việt. Nếu như giọng Bắc rắn rỏi, cứng cáp thì giọng Trung chất phác hiền lành, giọng Nam lại hào phóng, sảng khoái. Vẻ đẹp của tiếng Việt còn đẹp từ sự đa dạng của từ ngữ, của hệ thống biện pháp tu từ và hệ thống dấu câu, hệ thống kiểu câu. Kiểu câu thì tiếng Việt có: câu phủ định, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến... Dấu câu thì tiếng Việt có: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm lửng sử dụng trong nhiều tình huống và hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Rồi từ láy, từ ghép, từ đồng nghĩa và từ đồng âm trong tiếng Việt làm nên sự đa dạng và giàu đẹp đáng tự hào của tiếng Việt. Hơn nữa, nhờ sự giàu đẹp của tiếng Việt ấy mà biết bao thể loại văn học của nước nhà ra đời, như thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc, hoặc các bài vè, hò, ca dao, tục ngữ đa dạng, phong phú. Ngôn ngữ tiếng Việt chính là thứ ngôn ngữ đã đồng hành cùng nhân dân suốt bao năm tháng lịch sử, nên nó không chỉ là phương thức giao tiếp mà còn là thứ ngôn ngữ chứa đựng biết bao tình cảm tốt đẹp của nhân dân, là ngôn ngữ chứa đựng hồn cốt dân tộc Việt Nam. Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã từng viết "Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát/Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh/Như gió nước không thể nào nắm bắt/Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.". Chính ngôn ngữ cũng giúp chúng ta nắm giữ được chiếc chìa khóa để giành lại được độc lập, tự do. Tóm lại, vẻ đẹp của tiếng Việt đến từ sự đa dạng và ý nghĩa cao cả thiêng liêng của ngôn ngữ mẹ đẻ của nhân dân Việt Nam.

Nguồn: sưu tầm

Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống

Soạn bài Cây tre Việt Nam

Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 62, 63 tập 2

Đánh giá

0

0 đánh giá