Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà | Cánh diều Ngữ văn lớp 7

2.1 K

Tài liệu soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà hay nhất

Video bài giảng Người ngồi đợi trước hiên nhà - Cánh diều

 

Chuẩn bị 1

Câu 1 trang 58 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Đọc trước văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà, tìm hiểu thêm về tác giả Huỳnh Như Phương.

Trả lời:

- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán ở Quảng Ngãi

- GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.

- Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bày, Đối Diện.

Đọc hiểu 1

Câu 1 trang 58 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Tranh minh họa và nhan đề văn bản có mối liên hệ gì.

Trả lời:

Tranh minh họa hình ảnh người phụ nữ già nua ngồi chờ chồng trước hiên nhà, chờ một người lính sẽ không bao giờ trở lại. Hình ảnh này liên quan mật thiết đến nhan đề “Người ngồi đợi trước hiên nhà”.

Chuẩn bị 2

Câu 2 trang 58 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Tìm hiểu những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Trả lời:

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã phải kéo dài gần 21 năm, trải qua 5 giai đoạn chiến lược; là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và nhiều thử thách, cam go, ác liệt liệt.

- Chiến tranh khiến cho các gia đình phải li tán, rơi vào cảnh thiếu thốn khó khăn: mẹ xa con, vợ xa chồng, cuộc sống nghèo đói khổ sở,..

- Bom đạn cướp đi biết bao sinh mạng quý giá, để lại nỗi thống khổ nhớ nhung và gánh nặng cho những người ở lại.

Đọc hiểu 2

Câu 2 trang 59 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Chú ý hoàn cảnh chia tay của nhân vật dượng Bảy.

Trả lời:

Dượng Bảy và dì Bảy chia tay khi chỉ vừa cưới nhau được một tháng, hạnh phúc ngắn ngủi chưa được bao lâu.

Đọc hiểu 3

Câu 3 trang 59 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Chú ý ngôi kể của văn bản.

Trả lời:

Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất, xưng tôi. Tác giả trong vai người cháu chứng kiến toàn bộ câu chuyện và thuật lại khiến cho các tình tiết trở nên chân thật, khách quan hơn.

Đọc hiểu 4

Câu 4 trang 59 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Vì sao dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống?

Trả lời:

Dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống thông qua những lá thư gói trong bọc ni lông, qua những tin tức từ chiến trường, qua người đi đường báo tin và trao giùm kỉ vật.

Đọc hiểu 5

Câu 5 trang 60 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Chú ý hoàn cảnh hi sinh của dượng Bảy.

Trả lời:

Đọc kỹ văn bản, chú ý đoạn “Những ngày sau đó … ngưng tiếng súng”

Đọc hiểu 6

Câu 6 trang 60 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Qua lời văn, hình dung giọng kể của tác giả.

Trả lời:

Lời văn cho thấy giọng kể của tác giả đầy xót xa thương cảm. Đứa cháu thương cho người dì cô quạnh, đồng thời cũng cảm phục lòng chung thủy, kiên cường của người phụ nữ ấy.

Đọc hiểu 7

Câu 7 trang 60 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả có suy nghĩ gì?

Trả lời:

Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả đồng cảm và thương xót cho những ngày cô quạnh vắng lặng đeo bám dì, băn khoăn không biết nếu ngày xưa đi bước nữa thì liệu bây giờ gì có được hạnh phúc hay không.

Đọc hiểu 8

Câu 8 trang 61 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc nhắc tên thật của dì Bảy có tác dụng khẳng định đây là một câu chuyện có thật, nhấn mạnh những mất mát hiện hữu mà cuộc chiến tranh tàn khốc đã để lại.

Sau khi đọc 1

Câu 1 trang 61 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về ai, về việc gì?

Trả lời:

Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về dì Bảy, về việc dì hoài ngóng đợi một người chồng tham gia chiến tranh và già đi trong cô quạnh khi người chồng bỏ mạng nơi bom đạn vô tình.

Sau khi đọc 2

Câu 2 trang 61 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Sắp xếp các sự kiện chính sau đây theo trật tự như tác giả đã kể trong văn bản:

a) Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn.

b) Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.

c) Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết.

d) Ngày hoà bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến đi, nhưng lòng dì không còn rung động.

e) Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình.

Trả lời:

Các sự kiện chính được sắp xếp theo trật tự: c – e – a – d – b.

Sau khi đọc 3

Câu 3 trang 61 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào? Chỉ ra tác dụng của việc kết hợp đó.

Trả lời:

- Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức biểu cảm

- Tác dụng: Nhằm bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả với câu chuyện được kể

Sau khi đọc 4

Câu 4 trang 61 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Tìm và phân tích một số câu hoặc đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả.

Trả lời:

Một số câu văn, đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả:

- “Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa thì liệu bây giờ dì có được hưởng hạnh phúc không.”

- “Những ngày này, dì tôi, bà Lê Thị Thỏa, một trong bao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ.”

→ Câu văn, đoạn văn thể hiện sự đồng cảm xót thương của nhân vật “tôi” khi chứng kiến cuộc sống cô đơn, lẻ bóng của dì Bảy. Cả cuộc đời của dì là sự chờ đợi trong khắc khoải, hi vọng bồn chồn. Người cháu hi vọng cuộc đời của dì sẽ bình an, trường thọ.

Đọc hiểu 5

Câu 5 trang 61 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ gì khi sống trong hoà bình?

Trả lời:

Bài tản văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em lòng xót thương và đồng cảm với những người phụ nữ thiệt thòi trong hoàn cảnh bom đạn vô tình. Đặt trong cuộc sống hòa bình hiện nay, em cảm thấy vô cùng may mắn vì được sống trong độc lập, tự do và đủ đầy no ấm. Được sống yên ấm như vậy, em càng biết ơn công lao của thế hệ cha anh đi trước đã hi sinh tuổi trẻ, thời gian, thậm chí cả mạng sống của mình để ra sức bảo vệ Tổ quốc. Em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật chăm chỉ để góp phần xây dựng đất nước đẹp giàu, xứng đáng với công lao cha anh đã bảo vệ gìn giữ nước nhà.

Đọc hiểu 6

Câu 6 trang 61 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Có người nói: Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Ý kiến của em như thế nào?

Trả lời:

Em đồng tình với quan điểm dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Vì qua câu chuyện, em thấy được ở dì sự chờ đợi, thương yêu, không quản khó nhọc hi sinh vun vén gia đình, thủy chung một lòng với người chồng nơi chiến trận. Dù biết chồng đã hi sinh, dì cũng không màng đoái hoài tới những lời dạm hỏi, một lòng chăm lo cho gia đình nhỏ, ngày ngày ngồi đợi trước hiên nhà, hoài vọng quá khứ đã đi qua.

Nội dung chính Người ngồi đợi trước hiên nhà

Văn bản kể về câu chuyện của vợ chồng dì Bảy, một câu chuyện buồn về một người vợ mòn mỏi đợi chồng đi kháng chiến rồi nhận hung tin chồng đã chết. Câu chuyện đã phản ánh sự tàn khốc của chiến tranh đã chia lìa biết bao gia đình, cướp đi những người con, người chồng, người cha của bao người phụ nữ.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Soạn bài Cây tre Việt Nam

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 62, 63 tập 2

Soạn bài Trưa tha hương

Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

Đánh giá

0

0 đánh giá