Những phát biểu nào sau đây là đúng? Orbital 1s có dạng hình cầu, orbital 2s có dạng hình số tám nổi

5.6 K

Với giải Bài 1 trang 30 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron

Bài 1 trang 30 Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây là đúng?

(a)   Orbital 1s có dạng hình cầu, orbital 2s có dạng hình số tám nổi.

(b)  Trong một nguyên tử, năng lượng của electron thuộc AO 1s thấp hơn năng lượng của electron thuộc AO 2s.

(c)   Trong một nguyên tử, năng lượng của electron thuộc AO 2s thấp hơn năng lượng của electron thuộc AO 2p.

(d)  Trong một nguyên tử, năng lượng của electron thuộc AO 2s gần năng lượng của electron thuộc AO 2p.

Phương pháp giải:

- AO s (AO hình cầu), AO p (AO hình số tám nổi).

- Các electron thuộc cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau, các electron thuộc cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.

Lời giải:

(a) Sai vì AO s có dạng hình cầu.

(b) Đúng.

(c) Sai.

(d) Đúng.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Số electron tối đa trên mỗi phân lớp ns; np; nd; nf lần lượt là

A. 1; 4; 9; 16

B. 2; 8; 18; 32

C. 1; 3; 5; 7

D. 2; 6; 10; 14

Đáp án: D

Giải thích:

Mỗi AO chứa tối đa 2 electron

- Phân lớp ns có 1 AO nên có tối đa 2 electron

- Phân lớp np có 3 AO nên có tối đa 6 electron

- Phân lớp nd có 5 AO nên có tối đa 10 electron

- Phân lớp ns có 7 AO nên có tối đa 14 electron

Câu 2. Số phân lớp ở lớp eletron thứ n là

A. 2n2

B. n2

C. n

D. 2n

Đáp án: C

Giải thích: Lớp electron thứ n có n phân lớp và được kí hiệu lần lượt là ns, np, nd, nf, …

Câu 3. Khẳng định nào sau đây là sai?

Kí hiệu 2p5 cho biết

A. phân lớp 2p có 5 electron;

B. phân lớp này ở lớp L;

C. phân lớp này có 1 electron độc thân;

D. phân lớp 2p đã bão hòa.

Đáp án: D

Giải thích:

- Chỉ số phía trên bên phải kí hiệu phân lớp biểu diễn số electron trong phân lớp. Nên kí hiệu 2p5 cho biết phân lớp 2p có 5 electron. → Khẳng định A đúng

- Phân lớp 2p ở lớp thứ 2 có tên là lớp L. → Khẳng định B đúng

- Phân lớp 2p có 5 electron phân bố vào 3 AO, mỗi AO chứa tối đa 2 electron nên sẽ có 1 AO chỉ có 1 electron, electron đó gọi là electron độc thân. Do đó phân lớp này có 1 electron độc thân. → Khẳng định C đúng

- Phân lớp này chưa chứa đủ số electron tối đa (6 electron) nên chưa bão hòa. → Khẳng định D sai.

Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diểu hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 26 Hóa học 10: Cho biết sự phân bố electron theo lớp của các nguyên tử H, He, Li như sau:...

Câu hỏi 1 trang 26 Hóa học 10Vì sao số AO trong một lớp luôn bằng một nửa số electron tối đa thuộc lớp đó?...

Luyện tập 1 trang 27 Hóa học 10Lớp ngoài cùng của nitrogen (Z = 7) có bao nhiêu electron, bao nhiêu AO?...

Câu hỏi 2 trang 27 Hóa học 10Các ô (1), (2), (3), (4) trong hình dưới đây liên hệ với nội dung nào về cấu tạo lớp vỏ nguyên tử?...

Câu hỏi 3 trang 27 Hóa học 10Lớp electron thứ tư (n = 4) có bao nhiêu phân lớp và kí hiệu các phân lớp này là gì?...

Câu hỏi 4 trang 27 Hóa học 10Tính số electron tối đa (bão hòa) trên mỗi phân lớp ns, np, nd, nf....

Luyện tập 2 trang 28 Hóa học 10Viết cấu hình electron của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 1 đến 20...

Luyện tập 3 trang 29 Hóa học 10Biểu diễn cấu hình theo ô orbital (chỉ với lớp ngoài cùng) các nguyên tử có Z từ 1 đến 20. Xác định số electron độc thân của mỗi nguyên tử....

Luyện tập 4 trang 30 Hóa học 10Dự đoán tính chất hóa học cơ bản (tính kim loại, tính phi kim) của các nguyên tố có Z từ 1 đến 20....

Bài 2 trang 30 Hóa học 10Nguyên tử nguyên tố X có hai lớp electron, trong đó có một electron độc thân. Vậy X có thể là những nguyên tố nào?...

Bài 3 trang 30 Hóa học 10: Cấu hình electron của ion được thiết lập bằng cách thêm hoặc bớt electron, bắt đầu từ phân lớp ngoài cùng của cấu hình electron nguyên tử tương ứng...

Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử

Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron

Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm

Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Đánh giá

0

0 đánh giá