Với giải Vận dụng trang 13 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Thành phần của nguyên tử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử
Vận dụng trang 13 Hóa học 10: JJ. Thomson (J.J. Tôm – xơn), nhà vật lí người Anh, nhận giải thưởng Nô – ben vật lí vào năm 1906 vì đã phát hiện ra một loại hạt cơ bản tạo nên nguyên tử. Thomson đã chế tạo ống tia âm cực gồm một ống thủy tinh được hút phần lớn không khí ra khỏi ống, một hiệu điện thế cao được đặt vào 2 điện cực gắn ở hai đầu ống (Hình 2.4a). Ông phát hiện ra một dòng hạt (tia) đi ra từ điện cực tích điện âm (cực âm) sang điện cực tích điện dương (cực dương). Tia này được gọi là tia âm cực.
Các hạt tạo nên tia âm cực có các đặc điểm: (1) Chuyển động theo đường thẳng trong ống (Hình 2.4a). (2) Hoàn toàn giống nhau dù các vật liệu làm cực âm khác nhau. (3) Bị lệch trong điện trường, về phía bản cực tích điện dương được đặt giữa ống tia âm cực (Hình 2.4b).
Hãy cho biết hạt tạo nên tia âm cực là loại hạt gì. Giải thích
Phương pháp giải:
- Một nguyên tử bao gồm các hạt:
+ Electron: mang điện tích âm
+ Proton: mang điện tích dương
+ Neutron: không mang điện
- Từ dữ liệu (3) => Tia âm cực là chùm hạt mang điện tích gì?
Lời giải:
- Một nguyên tử bao gồm các hạt:
+ Electron: mang điện tích âm
+ Proton: mang điện tích dương
+ Neutron: không mang điện
- Tia âm cực bị lệch trong điện trường, về phía bản cực tích điện dương được đặt giữa ống tia âm cực
=> Chứng tỏ tia âm cực là chùm hạt mang điện tích âm
=> Hạt tạo nên tia âm cực là hạt electron.
Lý thuyết Khối lượng và kích thước của nguyên tử
Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có khối lượng và kích thước khác nhau
1. Khối lượng của nguyên tử
- Khối lượng của nguyên tử vô cùng nhỏ.
- Khối lượng nguyên tử thường được biểu thị theo đơn vị amu
- Nguyên tử có khối lượng nhỏ nhất là nguyên tử của nguyên tố hydrogen (H), có khối lượng là 1 amu
- Nguyên tử có khối lượng lớn nhất là nguyên tử của nguyên tố uranium (U), có khối lượng là 238 amu
- Do khối lượng của các electron (0,00055 amu) rất nhỏ so với khối lượng của proton (1 amu) hay neutron (1 amu) nên khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân nguyên tử. Một cách gần đúng, có thể coi khối lượng của nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân.
2. Kích thước của nguyên tử
- Kích thước của nguyên tử là vô cùng nhỏ
- Coi nguyên tử có dạng hình cầu, khi đó, đường kính của nó chỉ khoảng 10-10 m
- Nguyên tử có đường kính nhỏ nhất là helium (0,62), nguyên tử có đường kính lớn nhất là francium (7,0)
Chú ý: Angstrom là đơn vị đo độ dài, kí hiệu là
1 = 102 pm = 10-10 m
- Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử. Kích thước hạt nhân bằng khoảng 10-5 đến 10-4 lần kích thước nguyên tử. Như vậy, phần không gian rỗng chiếm chủ yếu trong nguyên tử.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diểu hay, chi tiết khác:
Bài 3 trang 15 Hóa học 10: Nguyên tử không mang điện vì...
Bài 4 trang 15 Hóa học 10: Trả lời các câu hỏi sau:...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Thành phần của nguyên tử