Dựa vào bảng 20.1 và thông tin trong bài, em hãy Trình bày quan niệm cơ cấu dân số theo giới

1.9 K

Với giải Câu hỏi trang 80 Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 20: Cơ cấu dân số giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 20: Cơ cấu dân số

Câu hỏi trang 80 Địa Lí 10: Dựa vào bảng 20.1 và thông tin trong bài, em hãy

- Trình bày quan niệm cơ cấu dân số theo giới.

- Nhận xét tỉ lệ nam và nữ trong tổng số dân của các châu lục, năm 1950 và 2020.

Địa Lí 10 Bài 20: Cơ cấu dân số | Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 1 (Cơ cấu dân số theo giới) và quan sát bảng 20.1 (lấy dẫn chứng số liệu).

Trả lời:

- Quan niệm cơ cấu dân số theo giới (2 cách tính):

+ Cách 1: phân chia tổng số dân thành tỉ lệ nam và nữ.

+ Cách 2: Tương quan tỉ số giới tính nam so với 100 nữ.

- Tỉ lệ nam và nữ trong tổng số dân của các châu lục, năm 1950 và 2020 đều có sự chênh lệch (lấy dẫn chứng số liệu trong bảng):

+ Châu Phi luôn có tỉ lệ nữ cao hơn tỉ lệ nam nhưng không đáng kể, xu hướng giảm tỉ lệ nữ và tăng tỉ lệ nam.

+ Châu Á luôn có tỉ lệ nữ thấp hơn tỉ lệ nam, xu hướng tăng tỉ lệ nữ và giảm tỉ lệ nam (sự tăng/giảm không nhiều).

+ Châu Âu luôn có tỉ lệ nữ cao hơn tỉ lệ nam, xu hướng giảm tỉ lệ nữ và tăng tỉ lệ nam.

+ Châu Đại Dương luôn có tỉ lệ nữ thấp hơn tỉ lệ nam, xu hướng giảm tỉ lệ nam và tăng tỉ lệ nữ.

+ Châu Mỹ luôn có tỉ lệ nữ cao hơn tỉ lệ nam, xu hướng giảm tỉ lệ nam và tăng tỉ lệ nữ.

LÝ THUYẾT CƠ CẤU SINH HỌC

1. Cơ cấu dân số theo giới

- Có 2 cách tính: một là phân chia tổng dân số thành tỉ lệ giới nam và nữ; hai là tương quan tỉ số giới tính nam so với 100 nữ.

- Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian khác nhau ở từng nước, từng khu vực, châu lục.

Lý thuyết Bài 20: Cơ cấu dân số - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Cơ cấu dân số theo tuổi

- Là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. Dựa vào khoảng cách tuổi chia thành hai loại:

+ Độ tuổi có khoảng cách đều nhau: có thể là 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm (khoảng cách 5 năm được sử dụng nhiều hơn).

+ Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau và thường chia thành 3 nhóm tuổi gồm 0 - 14 tuổi, 15 - 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.

- Căn cứ vào tỉ lệ dân số của ba nhóm tuổi để xác định các cơ cấu dân số các nước già hay trẻ.

+ Cơ cấu dân số trẻ: tỉ lệ người trong độ tuổi từ 0 -14 tuổi > 35% và tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm < 7% số dân cả nước (thường là các nước đang phát triển).

+ Cơ cấu dân số già: tỉ lệ người trong độ tuổi từ 0 -14 tuổi 30 - 35% và tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên > 7% số dân cả nước (thường là các nước phát triển).

- Tháp dân số: biểu hiện cơ cấu sinh học của dân số, có ba kiểu tháp cơ bản: mở rộng, thu hẹp, ổn định.  Phản ánh cơ cấu tuổi, giới tính trong hiện tại và sự phát triển dân số trong tương lai của mỗi lãnh thổ.

+ Kiểu mở rộng: dáng nhọn, đáy rộng, càng về đỉnh tháp càng hẹp; thể hiện tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử thấp, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh, phần lớn dân thuộc nhóm tuổi trẻ (thường là các nước chậm phát triển).

+ Kiểu ổn định: dáng nhọn, chiều cao lớn hơn; thể hiện tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử thấp, tuổi thọ trung bình đang tăng dần (thường là các nước đang phát triển).

+ Kiểu thu hẹp: không còn dáng nhọn, đáy tháp hẹp lại; sự chênh lệch độ rộng giữa đáy và đỉnh tháp không đáng kể; thể hiện tỉ suất sinh và tử đều thấp, tuổi thọ trung bình cao (thường là các nước phát triển).

Lý thuyết Bài 20: Cơ cấu dân số - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá