Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy Xác định các đai khí áp cao và đai khí áp thấp trên Trái Đất

3.9 K

Với giải Câu hỏi trang 42 Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 9: Khí áp và gió giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 9: Khí áp và gió

Câu hỏi trang 42 Địa lí 10: Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Xác định các đai khí áp cao và đai khí áp thấp trên Trái Đất.

- Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.

Địa Lí 10 Bài 9: Khí áp và gió | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình 9.1 và đọc thông tin trong mục 1 (Sự hình thành các đai khí áp).

Trả lời:

- Trên bề mặt Trái Đất có 4 đai áp cao (2 đai áp cao cực, 2 đai áp cao cận chí tuyến) và 3 đai áp thấp (2 đai áp thấp ôn đới và đai áp thấp Xích đạo).

=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.

- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất (2 nguyên nhân):

Nguyên nhân nhiệt lực:

+ Xích đạo có nhiệt độ quanh năm cao, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm => hình thành đai áp thấp.

+ Vùng cực Bắc và Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nép không khí tăng => tồn tại các đai áp cao.

Nguyên nhân động lực:

+ Đai áp cao cận chi tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng.

+ Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.

LÝ THUYẾT KHÍ ÁP

- Khái niệm: là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Khí áp cao nhất là ở Xi-bia (1084 mb), khí áp thấp nhất tại mắt bão ở Thái Bình Dương(870 mb).

1. Sự hình thành các đai khí áp

- Các đai khí áp cao và đai khí áp thấp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo tạo thành từng khu vực riêng biệt từ Xích đạo về hai cực.

- Nguyên nhân: do nhiệt lực và động lực.

+ Nhiệt lực: Nhiệt độ cao, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm nên hình thành đai áp thấp (Xích  đạo). Nhiệt độ thấp, sức nén không khí tăng nên Trái Đất tồn tại các đai áp cao (Vùng cực Bắc và Nam).

+ Động lực: Không khí thăng lên Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng (đai áp cao cận chí tuyến). Không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm (đai áp thấp ôn đới).

Lý thuyết Bài 9: Khí áp và gió - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Nguyên nhân thay đổi khí áp

- Do độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén của không khí càng nhỏ nên khí áp càng giảm.

- Do nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng, không khí nở ra, sức nén của không khí nhỏ nên khí áp giảm và khí áp tăng khi nhiệt độ giảm, vì khi đó không khí co lại, sức nén của không khí tăng. Trên lục địa vào mùa hạ hình thành áp thấp, mùa đông có áp cao.

- Do thành phần không khí: không khí chứa nhiều hơi nước sẽ có khí áp giảm.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 43 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:...

Câu hỏi trang 43 Địa lí 10: Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:...

Câu hỏi trang 44 Địa lí 10: Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, em hãy:...

Câu hỏi trang 44 Địa lí 10: Dựa vào hình 9.3 và thông tin trong bài, em hãy:...

Câu hỏi trang 45 Địa lí 10: Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm và hoạt động của gió thung lũng và gió núi...

Luyện tập 1 trang 45 Địa lí 10: Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau của gió biển – gió đất và gió núi...

Luyện tập 2 trang 45 Địa lí 10: Kể tên một số khu vực có chế độ gió mùa phổ biến trên Trái Đất. Trình bày nguyên nhân hình thành và đặc điểm của gió mùa...

Vận dụng trang 45 Địa lí 10: Em hãy lựa chọn và viết một đoạn văn ngắn tìm hiểu một loại gió địa phương ở Việt Nam theo gợi ý sau: phân bố, nguyên nhân hình thành, đặc điểm của gió...

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 8: Khí quyển, sự phân bổ nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Bài 9: Khí áp và gió

Bài 10: Mưa

Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa

Đánh giá

0

0 đánh giá