Với giải Câu hỏi trang 62 Lịch sử lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Câu hỏi trang 62 Lịch sử 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát sơ đồ 16.2, hình 16.3, hãy trình bày, những nét chính về tình hình văn hóa Đại Việt dưới thời Trần.
Phương pháp giải:
B1: Đọc lại nội dung mục 5 trang 60, 61, 62 SGK
B2: kẻ bảng để trình bày nội dung trên các lĩnh vực: Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, giáo dục, kĩ thuật, khoa học, kiến trúc, điêu khắc…
Trả lời:
Nét chính về tình hình văn hóa Đại Việt dưới thời Trần:
Lĩnh vực |
Nội dung |
Tư tưởng, tôn giáo |
- Nho giáo được nâng cao hơn trước, là nội dung quan trọng trong khoa thi chọn nhân tài. - Phật giáo được nhà nước và nhân dân duy trì, phát triển. |
Tín ngưỡng |
- Thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, người có công với làng, nước. - Sinh hoạt văn hóa: lễ hội, hát chèo, tuồng, múa, đấu vật, đua thuyền |
Văn học |
- Văn học chữ Hán: Hịch tướng sĩ (Hưng Đạo Vương), Phò giá về kinh (Trần Quang Khải), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) … - Văn học chữ Nôm: Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Cư trần lạc đạo phú (Trần Nhân Tông), Phi sa tập (Nguyễn Thuyên) |
Giáo dục |
- Ở các lộ, phủ hình thành trường công, trường tư phổ biến ở đô thị, làng xã. - Tổ chức được 14 khoa thi, tuyển được nhiều người giỏi. |
Khoa học-kĩ thuật |
- Lịch sử: Đại việt sử kí (Lê Văn Hưu), y học: danh y Tuệ Tĩnh, thiên văn học có Đặng Lộ |
Kiến trúc- Điêu khắc |
Công trình: tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, thành tây Đô, Khu hoàng thành Thăng Long Điêu khắc: tượng Phật Di Lặc bằng đồng ở chùa Quỳnh Lâm, Vạc ở chùa Phổ Minh và nhiều hoa văn trên đồ gỗ, vẽ trên gốm… |
Lý thuyết Tình hình văn hóa
* Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng
- Tôn giáo:
+ Đạo phật: duy trì và phát triển, chùa được xây dựng nhiều nơi.
+ Nho giáo: đề cao hơn trước. Nho học trở thành nôi dung thi cử
- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân và phát triển hơn trước: thờ tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, người có công.
- Sinh hoạt văn hóa dân gian phát triển với các hình thức như: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng múa rối, đấu vật, đua thuyền
- Văn học gồm chữ Hán và chữ Nôm.
+ Văn học chữ Hán: phát triển mạnh mẽ, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc như Hịch tướng sĩ, Phò tá về kinh...
Tác phẩm Hịch tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo (minh họa)
+ Văn học chữ Nôm: bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sỹ Cố, Hồ Quý Ly.
- Giáo dục:
+ Mở trường học nhiều nơi.
+ Tổ chức thi thường xuyên.
- Sử học: Năm 1272, “Đại Việt sử kí” 30 quyển của Lê Văn Hưu được biên soạn.
- Y học, thiên văn học có nhiều thành tựu quang trọng.
- Kĩ thuật: Thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn.
- Kiến trúc:
+ Nhiều công tình có giá trị ra đời: tháp phổ Minh, chùa thành Tây Đô.
+ Một số công trình được tu sửa lại có quy mô hơn như Hoàng thành Thăng Long, tháp Bình Sơn,..
- Điêu khắc:
+ Điêu khắc tượng đá phát triển.
+ Nghệ thuật chạm khắc rồng độc đáo.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 59 Lịch sử 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát sơ đồ 16.1, hình 16.2 hãy:...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:
Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)
Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)