Với giải Bài 1 trang 104 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 21: Nam châm điện giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 21: Nam châm điện
Bài 1 trang 104 KHTN lớp 7: Khi chế tạo nam châm điện đơn giản, ta chọn vật liệu nào để làm lõi của nam châm điện?
Trả lời:
Khi chế tạo nam châm điện đơn giản, ta nên chọn sắt làm lõi của nam châm điện.
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Thiết bị nào dưới đây sử dụng nam châm điện?
A. Tủ lạnh.
B. Máy lọc nước.
C. Chuông điện.
D. Bóng đèn điện.
Đáp án đúng là: C
Chuông điện sử dụng nam châm điện.
Câu 2: Cách nào dưới đây không làm thay đổi lực từ của nam châm điện?
A. Thay đổi cường độ dòng điện chạy qua ống dây.
B. Thay đổi số vòng dây của nam châm điện.
C. Thay đổi chiều dài ống dây của nam châm điện.
D. Thay đổi chiều dòng điện của nam châm.
Đáp án đúng là: C
Khi thay đổi độ lớn của dòng điện qua nam châm điện thì độ lớn lực từ của nam châm điện thay đổi.
Khi thay đổi chiều dòng điện qua nam châm điện thì chiều lực từ của nam châm điện thay đổi.
Khi thay đổi số vòng dây của nam châm điện thì độ lớn lực từ của nam châm điện thay đổi.
Câu 3: Cấu tạo nam châm điện bao gồm
A. ống dây dẫn và một thỏi sắt non lồng vào trong lòng ống dây.
B. ống dây dẫn và một thanh nam châm lồng vào trong lòng ống dây.
C. một ống nhựa và một lõi sắt non lồng vào trong lòng ống.
D. một ống nhựa và một thanh nam châm lồng vào trong lòng ống.
Đáp án đúng là: A
Cấu tạo nam châm điện bao gồm ống dây dẫn và một thỏi sắt non lồng vào trong lòng ống dây.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi thảo luận 5 trang 103 KHTN lớp 7: Hãy mô tả chiều của dòng điện trong Hình 21.3....
Bài 2 trang 104 KHTN lớp 7: Nêu các ứng dụng của nam châm điện...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 20: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn
Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh