Với giải Bài 3 trang 73 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 13: Độ to và độ cao của âm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm
Bài 3 trang 73 KHTN lớp 7: Em hãy tạo ra âm thanh từ một cái thước thép như Hình 13.2. Lần lượt thay đổi độ dài phần tự do của thước và lắng nghe âm thanh của chúng. Độ cao của âm phát ra liên hệ như thế nào với độ dài phần tự do của thước?
Phương pháp giải:
Âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn.
Trả lời:
Độ dài phần tự do của thước càng dài thì biên độ dao động càng lớn
=> Độ cao của âm phát ra càng lớn.
=> Độ cao của âm tỉ lệ với độ dài phần tự do của thước.
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Biên độ là
A. độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng.
B. độ lệch của vật so với vị trí cân bằng.
C. số dao động thực hiện được.
D. số dao động thực hiện được trong một giây.
Đáp án đúng là: A
Biên độ là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng.
Câu 2: Sóng âm có biên độ càng lớn thì
A. âm nghe thấy càng to.
B. âm nghe thấy càng nhỏ.
C. âm nghe thấy càng cao.
D. âm nghe thấy càng thấp.
Đáp án đúng là: A
Sóng âm có biên độ càng lớn thì âm nghe được càng to.
Câu 3: Số dao động thực hiện được trong một giây được gọi là
A. biên độ.
B. tần số.
C. độ cao.
D. độ to.
Đáp án đúng là: B
Số dao động thực hiện được trong một giây được gọi là tần số.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi thảo luận 3 trang 71 KHTN lớp 7: Tiến hành thí nghiệm 2 và thực hiện các yêu cầu sau:...
Câu hỏi thảo luận 4 trang 73 KHTN lớp 7: Tiến hành thí nghiệm 3 và trả lời các câu hỏi:...
Vận dụng trang 73 KHTN lớp 7: Truy cập trang web sau:...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 13: Độ to và độ cao của âm