Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. (4).
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Biên độ âm trên đồ thị dao động âm được là đoạn thẳng tính từ đỉnh sóng tới phương truyền sóng.
A. 512 Hz.
B. 8,5 Hz.
C. 1 024 Hz.
D. 256 Hz.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Tần số sóng âm là
A. Biên độ âm.
B. Tần số âm.
C. Tốc độ truyền âm.
D. Môi trường truyền âm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh biên độ âm của sóng âm phát ra.
A. Độ to.
B. Độ cao.
C. Tốc độ lan truyền.
D. Biên độ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Bằng cách điều chỉnh độ căng của dây đàn (lên dây), người nghệ sĩ guitar muốn thay đổi độ cao của sóng âm phát ra.
Bài 13.5 trang 39 SBT Khoa học tự nhiên 7: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
a) Sóng âm được tạo ra bởi (1) … của nguồn âm.
b) Độ to của âm có liên hệ với (2) …
c) Độ cao của âm có liên hệ với (3) …
d) Vật dao động càng mạnh thì (4) … càng lớn, sóng âm nghe được có (5) … càng lớn.
e) Nguồn âm dao động càng nhanh thì (6) … càng lớn, sóng âm nghe được có (7) … càng lớn.
Lời giải:
a) (1) dao động.
b) (2) biên độ âm.
c) (3) tần số âm.
d) (4) biên độ, (5) độ to.
e) (6) tần số, (7) độ cao.
Lời giải:
Ta có: Âm có tần số càng nhỏ thì nghe âm càng trầm, âm có tần số càng cao thì nghe âm càng bổng.
Thứ tự âm thoa có âm nghe được từ trầm nhất đến bổng nhất là: 128 Hz, 256 Hz, 512 Hz, 1024 Hz.
Lời giải:
Đồ thị dao động âm của một sóng âm có tần số gấp đôi (có số đỉnh gấp đôi) và độ to nhỏ hơn so với sóng âm đã cho (độ cao của đỉnh thấp hơn).
a) Lần lượt gõ vào nắp, đo và ghi lại đường kính nắp vào bảng sau.
b) Âm thanh phát ra từ nắp vung nào nghe bổng nhất?
c) Với một lực gõ như nhau, đặc trưng nào của sóng âm phát ra thay đổi theo mỗi lượt gõ?
Lời giải:
a) Lập bảng theo hướng dẫn. Giả sử thu được số liệu như sau
b) Nắp có đường kính nhỏ nhất cho âm bổng nhất.
c) Với lực gõ như nhau, đặc trưng của sóng âm thay đổi với mỗi lượt gõ là độ cao của âm hay tần số âm.
Bước 1: Chọn ba ống hút nhựa và cắt chúng thành ba đoạn ống có chiều dài khác nhau.
Bước 2: Ép dẹt đầu trên mỗi đoạn ống và cắt vạt góc của chúng.
Bước 3: Dùng băng dính dán ba đoạn ống hút thành một dãy.
b) Thổi hơi xuống mỗi đoạn ống hút và lắng nghe âm thanh do chúng phát ra. Âm thanh phát ra từ đoạn ống nào nghe bổng nhất?
Lời giải:
a) Học sinh làm theo hướng dẫn.
b) Đoạn ống hút ngắn nhất cho âm khi thổi nghe bổng nhất.
Bài 13.10 trang 41 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một người thổi sáo tạo ra hai âm với hai thao tác sau:
- Dùng các ngón tay bịt kín tất cả các lỗ trừ 1 đến 6 (Hình a).
- Để hở tất cả các lỗ từ 1 đến 6 (Hình b).
Trong trường hợp nào âm thanh phát ra trầm hơn? Giải thích.
Lời giải:
Khi bịt chặt cả 6 lỗ trên ống sáo (Hình a) thì cột không khí dao động trong ống dài hơn so với khi để hở cả 6 lỗ (Hình b). Vì vậy, thao tác ở Hình a sẽ tạo ra âm trầm hơn.
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 13: Độ to và độ cao của âm
Lý thuyết KHTN 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm
1. Độ to của âm
- Đối với một vật đang dao động, biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó.
- Dao động kí là thiết bị cho phép nhìn thấy dao động của sóng âm. Dao động kí có thể hiển thị đồ thị dao động âm.
Biên độ dao động là khoảng cách giữa đỉnh đồ thị và đường vẽ cắt ngang ở giữa đồ thị
- Âm nghe được càng to (nhỏ) khi biên độ âm càng lớn (nhỏ). Nguồn âm dao động càng mạnh thì biên độ âm càng lớn và âm nghe được càng to.
2. Độ cao của âm
- Số dao động vật thực hiện được trong một giây được gọi là tần số dao động. Đơn vị tần số là héc (Hz).
- Tai người nghe được những sóng âm có tần số trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz. Tai người không thể nghe được siêu âm (tần số lớn hơn 20000 Hz) và hạ âm (tần số nhỏ hơn 20 Hz).
- Độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.
+ Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số âm càng lớn.
+ Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số càng nhỏ.
Ví dụ: Nốt nhạc Sol cao hơn nốt nhạc Do.