Nêu những nét chính về tình hình xã hội thời Lê sơ

6.3 K

Với giải Câu hỏi trang 86 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)

Câu hỏi trang 86 Lịch sử 7: Nêu những nét chính về tình hình xã hội thời Lê sơ

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2-b trang 86 SGK.

B2: Nêu được các ý về:  các tầng lớp, phân hóa sâu sắc.

Trả lời:

- Xã hội phân hóa thành các tầng lớp:

+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, đặc lợi. 

+ Nông dân là bộ phận đông đảo nhất, cày ruộng đất công, nộp thuế và làm các nghĩa vụ với nhà nước hoặc địa chủ.

+ Thợ thủ công và thương nhân ngày càng đông đảo nhưng không được coi trọng.

+ Nô tì có xu hướng giảm.

- Sự phân biệt giữa quý tộc và bình dân trở nên sâu sắc và được quy định bởi pháp luật.

Lý thuyết Tình hình kinh tế, xã hội

a) Tình hình kinh tế

* Nông nghiệp:

- Nhà Lê sơ đặc biệt coi trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp:

+ Đặt ra các quan chuyên trách như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ,…

+ Cấm để ruộng hoang, đẩy mạnh khẩn hoang và lập đồn điền.

+ Đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã.

+ Khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thủy lợi.

- Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển. Đời sống nhân dân dần ổn định.

* Thủ công nghiệp:

- Nhiều nghề thủ công truyền thống phát triển nhanh chóng, hình thành những làng nghề chuyên nghiệp.

- Nghề sản xuất gốm sứ xuất khẩu theo đơn đặt hàng của các thương nhân nước ngoài phát triển mạnh.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bình gốm hoa Lam (làng nghề gốm Bát Tràng)

* Thương nghiệp:

- Nội thương: triều đình khuyến khích lập chợ, thúc đẩy buôn bán giữa các địa phương, giữa các làng nghề thủ công với các đô thị.

- Ngoại thương: việc buôn bán với nước ngoài được duy trì.

b) Tình hình xã hội

- Xã hội phân hoá thành các tầng lớp có địa vị ngày càng khác biệt:

+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, đặc lợi.

+ Nông dân là bộ phận đông đảo nhất, cày cấy ruộng đất công, nộp thuế và làm các nghĩa vụ với nhà nước hoặc lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, quan lại.

+ Thợ thủ công và thương nhân đông đảo nhưng không được coi trọng.

+ Nô tì có xu hướng giảm.

- Sự phân biệt giữa quý tộc và bình dân trở nên sâu sắc và được quy định bởi pháp luật.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá