Với giải Vận dụng 3 trang 76 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ
Vận dụng 3 trang 76 Lịch sử 7: Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc?
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 3 và tư liệu 1, 2 trang 76 SGK
B2: Phân tích tầm quan trọng của "lòng dân"
Lời giải chi tiết:
Bài học lớn nhất mà nhà Hồ để lại cho công cuộc xây dựng Tổ quốc đó chính là “bài học về lòng dân”
- Phải lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh, dựa vào dân mà đánh giặc.
- Phải giải quyết vấn đề lục đục trong nội bộ, đừng để nó là điểm yếu dẫn đến những kết quả không mong muốn.
- Khi đánh giặc mạnh không nên đương đầu trực tiếp với giặc sẽ làm hao mòn lực lượng của ta và không rút lui cố thủ mà bảo toàn lực lượng chờ thời cơ phản công.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần
A. rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu.
B. bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.
C. được thành lập.
D. bước đầu phát triển.
Đáp án đúng là: A
Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu (SGK Lịch Sử 7 – trang 74).
Câu 2. Người sáng lập ra nhà Hồ là ai?
A. Hồ Hán Thương.
B. Hồ Quý Ly.
C. Hồ Nguyên Trừng.
D. Hồ Chí Minh.
Đáp án đúng là: B
Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu (SGK Lịch Sử 7 – trang 74).
Câu 3. Tiền Thông bảo hội sao của nhà Hồ được làm từ chất liệu gì?
A. Đồng.
B. Vàng.
C. Bạc.
D. Giấy.
Đáp án đúng là: D
Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao (SGK Lịch Sử 7 – trang 75).
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông
Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)
Bài 18: Vương quốc Chăm – pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI