Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 6 Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lí thuyết Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu
Phần 1: 20 câu trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu
Câu 1. Thời tiết là hiện tượng khí tượng xảy ra
A. trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
B. lặp đi lặp lại các hiện tượng, khí tượng tự nhiên.
C. trong một thời gian dài ở một nơi nhất định.
D. khắp mọi nơi và không thay đổi theo thời gian.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/150, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2. Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu nào?
A. Nhiệt đới.
B. Cận nhiệt đới.
C. Ôn đới.
D. Hàn đới.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?
A. Tây ôn đới.
B. Gió mùa.
C. Tín phong.
D. Đông cực.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất?
A. Cận nhiệt.
B. Nhiệt đới.
C. Cận nhiệt đới.
D. Hàn đới.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 5. Biến đổi khí hậu là những thay đổi của
A. sinh vật.
B. sông ngòi.
C. khí hậu.
D. địa hình.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 6. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đới ôn hòa?
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 7. Khí hậu là hiện tượng khí tượng
A. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi.
B. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó.
C. xảy ra trong một ngày ở một địa phương.
D. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/150, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8. Trên Trái Đất có bao nhiêu đới khí hậu?
A. 5.
B. 6.
C. 3.
D. 4.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9. Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ
A. Ôn đới.
B. Xích đạo.
C. Hàn đới.
D. Nhiệt đới.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?
A. Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời rất nhỏ.
B. Lượng mưa trung bình từ 1000 - 2000 mm.
C. Gió Tín phong thổi thường xuyên quanh năm.
D. Nắng nóng quanh năm và nền nhiệt độ cao.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 11. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?
A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.
C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 12. Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là
A. nhiệt độ Trái Đất tăng.
B. số lượng sinh vật tăng.
C. mực nước ở sông tăng.
D. dân số ngày càng tăng.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 13. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?
A. Tín phong.
B. Đông cực.
C. Tây ôn đới.
D. Gió mùa.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 14. Biến đổi khí hậu là do tác động của
A. các thiên thạch rơi xuống.
B. các vụ nổ hạt nhân, thử vũ khí.
C. các thiên tai trong tự nhiên.
D. các hoạt động của con người.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 15. Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là đặc điểm của đới khí hậu nào sau đây?
A. Cận nhiệt.
B. Hàn đới.
C. Nhiệt đới.
D. Ôn đới.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 16. Một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu là
A. quy mô kinh tế thế giới tăng.
B. dân số thế giới tăng nhanh.
C. thiên tai bất thường, đột ngột.
D. thực vật đột biến gen tăng.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 17. Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho
A. băng hai cực tăng.
B. mực nước biển dâng.
C. sinh vật phong phú.
D. thiên tai bất thường.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/151, lịch sử và địa lí 6.
Câu 18. Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra thiên tai?
A. Gia cố nhà cửa.
B. Bảo quản đồ đạc.
C. Sơ tán người.
D. Phòng dịch bệnh.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/152, lịch sử và địa lí 6.
Câu 19. Ở nước ta, vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Lời giải
Đáp án A.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, biểu hiện như sạt lở bờ biển, hạn hán, nước biển dâng làm mất 1 phần diện tích,...
Câu 20. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là
A. tiết kiệm điện, nước.
B. trồng nhiều cây xanh.
C. giảm thiểu chất thải.
D. khai thác tài nguyên.
Lời giải
Đáp án D.
Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Trong đó, con người cần có một số biện pháp như trồng nhiều cây xanh quanh khu dân cư, tiết kiệm điện, nước, giảm thiểu chất thải, trồng rừng,...
Phần 2: Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu
1. Khái niệm về thời tiết và khí hậu
- Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió. Thời tiết luôn thay đổi.
- Khí hậu ở một nơi là tổng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật.
2. Các đới khí hậu trên Trái Đất
Đới khí hậu |
Phạm vi và đặc điểm |
Đới nóng |
- Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20°C. - Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch. |
Hai đới ôn hoà |
- Nhiệt độ không khi trung bình năm dưới 20°C, tháng nóng nhát không thấp hơn 10°C. - Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới. |
Hai đới lạnh |
- Băng tuyết hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm đều dưới 10°C. - Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực. |
3. Biến đồi khí hậu
Nguyên nhân |
Chủ yếu là do tăng nhanh của khí CO2. |
Biểu hiện |
Sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan. |
Hậu quả |
Thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và khốc liệt. |
Giải pháp |
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. - Sử dụng phương tiện giao thông công cộng. - Hạn chế dùng túi ni-lông, tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,... |
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa
Trắc nghiệm Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu
Trắc nghiệm Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
Trắc nghiệm Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước
Trắc nghiệm Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà