12 câu Trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 19 (Kết nối tri thức) có đáp án 2025: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước

3.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lí thuyết Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước

Phần 1: 12 câu trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước

Câu 1. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có 

A. nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.

B. nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.

C. nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.

D. nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/156, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2. Nước luôn di chuyển giữa

A. đại dương, các biển và lục địa.

B. đại dương, lục địa và không khí.

C. lục địa, biển, sông và khí quyển.

D. lục địa, đại dương và các ao, hồ.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/157, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành

A. nước.

B. sấm.

C. mưa.

D. mây.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/157, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4. Vòng tuần hoàn nhỏ của nước bao gồm những giai đoạn nào sau đây?

A. Bốc hơi và nước rơi.

B. Bốc hơi và dòng chảy.

C. Thấm và nước rơi.

D. Nước rơi và dòng chảy.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/157, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5. Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở

A. biển và đại dương.

B. các dòng sông lớn.

C. ao, hồ, vũng vịnh.

D. băng hà, khí quyển.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/156, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6. Trên Trái Đất nước mặn chiếm khoảng

A. 30,1%.

B. 2,5%.

C. 97,5%.

D. 68,7%.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/156, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7. Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất không tồn tại ở trạng thái nào sau đây?

A. Rắn.

B. Quánh dẻo.

C. Hơi.

D. Lỏng.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/156, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8. Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm

A. 1/2.

B. 3/4.

C. 2/3.

D. 4/5.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/156, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9. Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là

A. vòng tuần hoàn địa chất.

B. vòng tuần hoàn nhỏ của nước.

C. vòng tuần hoàn của sinh vật.

D. vòng tuần hoàn lớn của nước.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/157, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10. Nguồn nước bị ô nhiễm không bao gồm

A. nước biển.

B. nước sông hồ.

C. nước lọc.

D. nước ngầm.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/156, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11. Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là

A. năng lượng bức xạ Mặt Trời.

B. năng lượng địa nhiệt.

C. năng lượng thuỷ triều.

D. năng lượng của gió.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/157, lịch sử và địa lí 6.

Câu 12. Nước ngọt trên Trái Đất không bao gồm có

A. nước mặt.

B. băng.

C. nước biển.

D. nước ngầm.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/156, lịch sử và địa lí 6.

Phần 2: Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước

1. Thuỷ quyển 

- Khái niệm: Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm trên bề mặt và bên trong của vỏ Trái Đất.

Các nguồn nước

+ Nước ở các đại dương, biển, sông, hồ, đầm lầy.

+ Nước dưới đất (nước ngầm), tuyết, băng.

+ Hơi nước trong khí quyển.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước | Kết nối tri thức

2. Vòng tuần hoàn lớn của nước 

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước | Kết nối tri thức

* Đặc điểm

- Nước trong thiên nhiên không ngừng vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.

- Nước di chuyển giữa đại dương, lục địa và không khí.

- Nước mưa rơi xuống tồn tại ở ao, hồ, sông, suối, biển và đại dương, nguồn nước ngầm,...

* Vòng tuần hoàn nước lớn

Chu kỳ tuần hoàn của nước là dòng chuyển động liên tục của nước và không có điểm bắt đầu, tuy nhiên chúng ta có thể bắt đầu từ sông, hồ và đại dương. Mặt Trời làm nóng bề mặt Trái Đất làm cho nước bốc hơi. Hơi nước bốc lên tầng khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa. Mưa xuống, nước được giữ lại ở sông hồ hay nước ngầm, các vùng nước đóng băng,… Từ đó nước tiếp tục di chuyển theo vòng tuần hoàn của nó.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

Trắc nghiệm Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước

Trắc nghiệm Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà

Trắc nghiệm Bài 21: Biển và đại dương

Trắc nghiệm Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất

Đánh giá

0

0 đánh giá