Na + H2O → NaOH + H2 | Na ra NaOH

1.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Natri. Mời các bạn đón xem:

Phương trình 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Natri phản ứng với nước, nóng chảy thành giọt tròn có màu trắng chuyển động nhanh trên mặt nước. Mẫu Na tan dần cho đến hết, có khí H2 bay ra, phản ứng toả nhiều nhiệt.

3. Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

4. Tính chất hóa học

- Natri có tính khử rất mạnh: Na → Na+ + 1e

a. Tác dụng với phi kim

4Na + O2 Tính chất hóa học của Natri (Na) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng 2Na2O

2Na + Cl2 Tính chất hóa học của Natri (Na) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng 2NaCl

- Khi đốt trong không khí hay trong oxi, Na cháy tạo thành các oxit (oxit thường, peoxit và supeoxit) và cho ngọn lửa có màu vàng đặc trưng.

b. Tác dụng với axit

- Natri dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng...) thành hidro tự do.

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2.

2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2.

c. Tác dụng với nước

- Natri đều tác dụng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.

d. Tác dụng với hidro

- Natri tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành natri hidrua.

2Na (lỏng) + H2 (khí) Tính chất hóa học của Natri (Na) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng 2NaH (rắn)

5. Cách thực hiện phản ứng

- Cho natri tác dụng với nước thu được natrihidroxit

6. Bạn có biết

Với lượng lớn Natri cũng cho phản ứng với nước có thể gây nổ rất nguy hiểm

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Cho 2,3 g Na tác dụng với H2O thu được V lít khí đktc. Giá trị của V là

A. 1,12 lít      

B. 11,2 lít      

C. 2,24 lít      

D. 5,6 lít

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

nH2 = nNa/2 = 0,05 mol ⇒ VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít

Ví dụ 2: Hiện tượng đúng nhất khi cho mẩu Na tác dụng với nước là:

A. Mẫu Na tan dần

B. Mẫu Na tan dần và có khí thoát ra

C. Natri nóng chảy thành giọt tròn có màu trắng chuyển động nhanh trên mặt nước. Mẫu Na tan dần cho đến hết, có khí H2 bay ra, phản ứng toả nhiều nhiệt.

D. Mẫu Na tan dần cho đến hết, có khí H2 bay ra, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Phương trình phản ứng: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ví dụ 3: Khi cho Na tác dụng với nước thu được dung dịch A. Cho phenolphthalein vào dung dịch A thấy

A. Dung dịch có màu xanh      

B. dung dịch có màu hồng

C. Dung dịch không màu      

D. Dung dịch có màu cam.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phương trình hóa học: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Phenolphthalein làm bazo NaOH chuyển sang màu hồng

Ví dụ 4: Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm?

A. Đều có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau: lập phương tâm khối.

B. Dễ bị oxi hóa.

C. Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tử kim loại kiềm thấp hơn so với các nguyên tố khác trong cùng chu kì.

D. Là những nguyên tố mà nguyên tử có 1 e ở phân lớp p.

Đáp án B

Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm?

Dễ bị oxi hóa => dễ bị khử

Ví dụ 5: Dung dịch kiềm không có những tính chất hóa học nào sau đây

A. Tác dụng với oxit bazơ

B. Tác dụng với axit

C. Tác dụng với dung dịch oxit axit

D. Bị nhiệt phân hủy

Đáp án A

Dung dịch kiềm không có tính chất hóa học là Tác dụng với oxit bazơ

Ví dụ 6: Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây?

A. Làm quỳ tím hoá xanh

B.Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

C.Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước

Đáp án D

Dung dịch KOH không có tính chất hoá học đó là Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước

Chỉ có bazo không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước

Ví dụ 6: Cho các phát biểu sau về ứng dụng của kim loại kiềm:

(1) Kim loại kiềm dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp,

(2) Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt kim loại.

(3) Kim loại kiềm dùng đề làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

(4) Kim loai kiềm dùng để làm điện cực trong pin điện hóa

(5) Kim loại kiềm dùng để gia công các chi tiết chịu mài mòn trong máy bay, tên lửa, ô tô

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4

Đáp án C

(1) Kim loại kiềm dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp,

(2) Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt kim loại.

(3) Kim loại kiềm dùng đề làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

Ví dụ 8: Cho 3,36 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm A vào nước thấy thoát ra 1,792 lít H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của A là

A. 18,75 %.

B. 10,09%.

C. 13,13%.

D. 55,33%.

Đáp án A

Gọi công thức chung của 2 kim loại kiềm là M

Phản ứng xảy ra

M + H2O→ MOH + 1/2H2

nM = 2nH2 = 0,16 mol => M = 3,36/0,16 = 21

=> Li (7)< M = 21 <  K (39)

Gọi số mol của K và Li lần lượt là x và y:

Ta có:

\left\{\begin{array}{l}39x+7y\;=\;3,36\;\\x+y\;=\;0,16\;\end{array}\Rightarrow\right.\left\{\begin{array}{l}x=\;0,07\\y=0,09\end{array}\right.

% mLi = 0,09.7/3,36 .100% = 18,75%

8. Một số phương trình phản ứng hóa học khác của Natri và hợp chất:

2Na + S → Na2S

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2

2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2

6Na + 2H3PO4 → 2Na3PO4 + 3H2

2Na + H3PO4 → Na2HPO4 + H2

2Na + 2H3PO4 → 2NaH2PO4 + H2

2Na + 2HF → 2NaF + H2

Đánh giá

0

0 đánh giá