TOP 10 bài Nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến con đường phía trước của tuổi trẻ

243

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến con đường phía trước của tuổi trẻ Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến con đường phía trước của tuổi trẻ

Đề bài: Viết bài văn nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến con đường phía trước của tuổi trẻ, từ những gợi ý của các văn bản đọc trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập hai.

TOP 20 bài Thuyết trình về Lẽ sống của tuổi trẻ đối với cơ hội, thách thức của đất nước (ảnh 2)

Nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến con đường phía trước của tuổi trẻ - Mẫu 1

Tuổi trẻ là giai đoạn quan trọng và đầy thách thức trong cuộc đời mỗi người. Đây là thời điểm mà chúng ta phải đối mặt với nhiều lựa chọn và quyết định quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống và sự nghiệp sau này. Với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại, tuổi trẻ ngày nay đặt ra nhiều vấn đề cần suy ngẫm và nghiên cứu để có những hướng đi phù hợp và bền vững.

Trước hết, việc lựa chọn hướng nghiệp là một trong những thách thức lớn đối với tuổi trẻ. Với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và nền kinh tế, những ngành nghề truyền thống có thể không còn phù hợp với xu hướng hiện đại. Việc chuẩn bị cho mình một nền tảng vững chắc về kiến thức và kỹ năng là rất quan trọng để có thể thích ứng và phát triển trong môi trường làm việc mới.

Thứ hai, tuổi trẻ ngày nay đối mặt với áp lực từ các mối quan hệ xã hội và gia đình. Vấn đề học vấn, sự nghiệp, cũng như kế hoạch cuộc sống của mỗi cá nhân đều đặt ra nhiều áp lực. Để đối phó với những áp lực này, tuổi trẻ cần có lòng kiên nhẫn, sự quyết tâm và khả năng tự quản lý để không bị mất cân bằng trong cuộc sống.

Cuối cùng, tuổi trẻ cũng là thời điểm để phát huy vai trò tích cực trong xây dựng cộng đồng và đất nước. Việc tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, hỗ trợ cộng đồng không chỉ giúp cá nhân phát triển kỹ năng mềm mà còn tạo dựng mối quan hệ xã hội và định hình tư duy cộng đồng.

Với những góc nhìn này, chúng ta có thể thấy rằng tuổi trẻ không chỉ là giai đoạn để mơ ước mà còn là thời điểm để hành động và đối mặt với những thử thách. Để có thể tận dụng hết những cơ hội và vượt qua những thách thức, tuổi trẻ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đam mê và sự quyết tâm trong từng bước đi. Chính những hành động tích cực và ý chí mạnh mẽ này sẽ giúp tuổi trẻ vươn lên, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của đất nước.

Nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến con đường phía trước của tuổi trẻ - Mẫu 2

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng liệu bố mẹ có thực sự hiểu mình? Hay là mình đã thông cảm cho bố mẹ hay chưa? Từ quan điểm sống, thái độ cho tới cách nhìn nhận vấn đề của họ đôi khi làm bạn suy nghĩ: “Tại sao bố mẹ lại có những quan điểm kì lạ và có phần khó để mình chấp nhận đến thế?” phải chăng đã đến lúc chúng ta nên có một cái nhìn đa chiều hơn về một khái niệm gọi là “khoảng cách thế hệ”!

Hiểu một cách đơn giản, “khoảng cách thế hệ” là sự khác biệt về quan điểm sống, khoảng cách nhận thức giữa thế hệ này và thế hệ khác của các thành viên trong gia đình về hệ giá trị hoặc niềm tin.

Trong thời đại công nghệ phát triển chóng mặt như hiện nay, người trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ, văn minh, điều này vô tình trở thành chất xúc tác làm cho khoảng cách thế hệ giữa các thành viên trong gia đình đã xa lại càng thêm xa!

Ông bà, bố mẹ hay xin được gọi là những người thuộc thế hệ đi trước, những người thuộc thế hệ cũ, họ được sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh mà sự sinh tồn được đặt lên hàng đầu. Ở thế hệ của họ, nỗi ám ảnh về cuộc sống nghèo đói, sự lo lắng về cơm áo gạo tiền chưa bao giờ là nguôi ngoai. Họ luôn làm việc cật lực, không ngừng nghỉ với mong muốn chúng ta, những người con người cháu của họ luôn được ăn no mặc ấm. Tuy nhiên điều gì tồn tại trên đời cũng đều có hai mặt của nó, đôi khi chính những sự bao bọc, bảo vệ và chở che thái quá của các bậc sinh thành lại chính là những bức tường ngăn cản sự tự do phát triển, trải nghiệm và cảm xúc của con cái họ. Hãy thử nghĩ sẽ thế nào nếu vật chất được đảm bảo nhưng sức khỏe tinh thần của con lại không được coi trọng ?

Trong tư duy của các bậc sinh thành, con cái của họ luôn là những đứa trẻ to xác nhưng không bao giờ trưởng thành cả. Mặc cho con muốn thử nhiều điều mới, bố mẹ vì một nỗi bất an vô hình nào đấy mà luôn bao bọc, bắt ép con phải thực hiện những điều họ nghĩ là đúng, đôi khi làm cho con cái của họ cảm thấy khó thở ngay trong chính căn nhà của mình.

Cũng chính vì những “cơm áo gạo tiền” mà ở nhiều gia đình, bố mẹ và con cái bây giờ không có nhiều thời gian dành cho nhau để lắng nghe và trò chuyện cùng nhau. Người lớn bận rộn với công việc, con cái của họ thì ngày một lớn lên, tâm sinh lý bất ổn. Bị lơ là về mặt cảm xúc đã làm cho con trẻ tập cách giữ bí mật, ít chia sẻ cùng bố mẹ hơn…

Chẳng vì thế mà trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã từng ít nhất một lần nghe qua những câu nói về “con nhà người ta” như: “Con nhà người ta thì điểm cao còn mày thì…”, “con nhà người ta vừa ngoan vừa giỏi bao nhiêu, còn con nhà mình thì…”. Chính những lời lẽ so sánh đầy gai nhọn ấy dần dần đã xâm chiếm vào tâm trí và giết chết cảm xúc của con trẻ một cách từ từ.

Vô tình hoặc cố ý, bố mẹ thường có xu hướng áp đặt con cái phải làm, phải học những điều mà họ nghĩ là tốt cho tương lai của con, nhưng họ lại quên mất rằng.. đó là điều họ thích, chứ không phải là điều mà con mình mong muốn.

Lắng nghe con cháu mình là một việc không hề đơn giản với ông bà, bố mẹ. Có thể nói họ đã “quá lớn” để thay đổi về miền nhận thức. Phải chăng tư duy lối mòn đã làm họ trở nên thiếu linh hoạt trong việc chấp nhận những suy nghĩ hiện đại của thế hệ trẻ.

Câu hỏi là: liệu rằng có cách nào rút ngắn khoảng cách thế hệ này hay không ? Câu trả lời là “CÓ”:

Hãy để con trẻ làm điều mình muốn! Chẳng ai có thể đạt hiệu quả cao nhất khi không được làm những điều mình thích. Mỗi người sẽ có một sở trường riêng, một thế mạnh riêng. Bóp chặt tư duy chỉ làm cho con trẻ trở nên thụ động và thiếu tự tin. Vì vậy người lớn hãy luôn dõi theo và ủng hộ sự lựa chọn của con trẻ mình để chúng có thể tự do phát triển, sáng tạo và thoải mái trải nghiệm.

Thất bại là mẹ thành công – Hãy cho phép con được sai. Người lớn thường có xu hướng trách mắng khi con làm sai điều gì đó. Nếu vậy, con cháu họ chỉ học được một điều rằng: “Sai trái là một việc không được chấp nhận”, và chúng sẽ chẳng rút ra được bất cứ một kinh nghiệm hay bài học nào. Thay vì quát tháo, ông bà, bố mẹ nên bình tĩnh chỉ ra những chỗ sai sót để con có thể hiểu và rút kinh nghiệm cho lần sau.

Bạo lực về thể chất và tinh thần là một điều vô nghĩa! Với rất nhiều người lớn hiện nay, đòn roi hay trách mắng và buông những lời lẽ khó nghe được xem như là các biện pháp răn đe để khiến con cái nghe theo lời mình. Hãy hiểu rằng, bạo lực chỉ làm cho tình hình thêm tồi tệ, con cháu của họ sẽ trở nên càng cứng đầu, bất trị. Chưa kể đến, những hành động ấy sẽ được con trẻ bắt chước làm theo khi lớn lên – đặc biệt là những đứa con đang trong quá trình hoàn thiện về nhân cách.

Bố mẹ nên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con nhiều hơn. Yêu thương là lắng nghe, thấu hiểu, không áp đặt ! Thay vì dạy con phải làm gì, bố mẹ nên đặt mình ở vị trí như là một người bạn, để cùng tâm sự, cùng chia sẻ giúp xóa dần khoảng cách giữa bố mẹ với con cái cũng như khoảng cách giữa các thế hệ với nhau.

Con trẻ nên mở lòng, chia sẻ nhiều hơn với các bậc sinh thành. Dẫu biết rằng đang ở độ tuổi phát triển, tuổi trẻ ai cũng mong muốn tìm hiểu nhiều điều mới, nhiều trải nghiệm mới và tâm sinh lý còn chưa ổn định… tuy nhiên các bạn trẻ hãy thử mở lòng mình để chia sẻ nhiều hơn với các bậc sinh thành và thông cảm cho nỗi lòng của họ vì như ông cha ta đã từng nói: “Bố mẹ nào mà chẳng thương con”.

Gửi gắm tới những bậc phụ huynh đang cảm thấy mất kết nối với con của mình: đồng ý là sức khỏe thể chất rất quan trọng, nhưng sức khỏe tinh thần chính là yếu tố giúp con trẻ cảm nhận được giá trị của bản thân. Hãy làm con cảm thấy may mắn và tự hào khi được sinh ra trên đời và được tự do làm điều mình thích!

10+ Nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến con đường phía trước của tuổi trẻ

Nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến con đường phía trước của tuổi trẻ - Mẫu 3

Tương lai của một dân tộc tốt đẹp hay suy vong phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và một trong những yếu tố đó là tuổi trẻ. Có thể nói, tuổi trẻ và tương lai của đất nước là hai yếu tố không thể tách rời. Vậy nhưng, cùng với trách nhiệm, thế hệ trẻ ngày nay cũng có rất nhiều chông chênh, khó khăn khi bước vào đời và rất cần được hướng dẫn, chỉ đường trên hành trình tiến về phía trước của mình.

Tuổi trẻ là lực lượng những con người đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người, thời gian cống hiến cho xã hội lâu dài. Họ có sức khoẻ, có khát vọng hoài bão, có lý tưởng, dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn hay lùi bước trước gian khổ. Nói một cách khác, họ là nguồn tài nguyên vô giá của mỗi dân tộc. Còn tương lai đất nước là để chỉ con đường phía trước của một dân tộc. Nó có thể tươi đẹp hoặc có thể ảm đạm. Nói đến tương lai của đất nước là nói đến sự phát triển của mỗi dân tộc, tuổi trẻ có vai trò quyết định rất lớn. Bởi vì lịch sử của mỗi dân tộc, thì trong mỗi giai đoạn đều có những đòi hỏi, yêu cầu cấp thiết mà con người phải đáp ứng. Và hơn hết, lực lượng tuổi trẻ là những con người có thể đáp ứng yêu cầu đó của lịch sử.

Để hiểu rõ được điều này, chúng ta cần thấy được, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, tuổi trẻ đã làm được gì ? Xưa kia, những vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… đã làm cho để quốc phương Bắc hiểu rằng không dễ gì có thể thôn tính được dân tộc ta. Ví dụ như hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã dấy lên cuộc khởi nghĩa chống giặc Ngô vào thế kỷ thứ I, khiến toàn thể Giao Châu bị trấn động. Hay như ông Quang Trung, ông đã chỉ huy nhân dân ta, chiến thắng hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. Ông là một con người đánh trăm trận trăm thắng Họ là những con người của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm, họ cứ kế tiếp nhau đứng dậy đánh giặc, duy trì sự tồn tại của đất nước.

Vào những năm thế kỷ hai mươi, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tuổi trẻ Việt Nam đã lập được rất nhiều chiến công. Họ là những lực lượng bộ đôi du kích, dân quân, thanh niên xung phong, họ bảo vệ đất nước, họ đánh đuổi giặc, với một khát vọng giải phóng đất nước. Nào là chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi, anh Bế Văn Đàn, … họ đã viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc ta. Và đặc biệt, người thiếu niên trẻ tuổi, tiêu biểu nhất đó là Nguyễn Ái Quốc. Người đã dùng sức mạnh của tri thức để giải phóng dân tộc ta. Với đức tình cần cù, ham học hỏi, Bác đã thu nhận được nguồn kiến thức to lớn khiến người đời phải thán phục.

Tuổi trẻ hiện nay, chiến tranh đã lùi xa ba mươi năm, và hơn lúc nào hết, đây là lúc chúng ta phải góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước để thoả lòng mong ước của Bác Hồ : “Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cuơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em.” Tuổi trẻ Việt Nam luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực như khoa học kỹ thuật, kinh doanh, sản xuất,… Những tấm ngương học tập như Ngô Bảo Châu, Nguyễn Phương Ngọc đã làm rạng danh cho nền toán học nước nhà, để thế giới phải khâm phục tuổi trẻ Việt Nam, hay như Đặng Lê Nguyên Vũ – một doanh nghiệp trẻ, Phan Hồng Huy – 15 tuổi giải nhất tin học không chuyên,… Và còn biết bao con người Việt Nam khác, họ đã trở thành những lực lượng thanh niên tình nguyện, đi đến những miền đất xa xôi của tổ quốc để lập nghiệp, cứu giúp những người còn nghèo khổ.

Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đứng trên góc nhìn của thế hệ trẻ để thấy được những áp lực vô hình đang đè nặng trên vai họ. tuổi trẻ đương đại đang đối mặt với nhiều lựa chọn trong học tập và sự nghiệp. Vấn đề xây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc, phát triển các kỹ năng mềm và lựa chọn ngành nghề phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến sự thành công cá nhân mà còn đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tuổi trẻ cũng đang phải đối mặt với những thách thức về tâm lý và xã hội như căng thẳng, áp lực từ gia đình và xã hội, vấn đề sức khỏe tâm lý và thân thể. Việc giải quyết các vấn đề này đòi hỏi sự rèn luyện ý chí, tinh thần kiên trì và sự hỗ trợ từ cộng đồng xã hội. Việc xây dựng một tương lai bền vững cho tuổi trẻ cần phải dựa trên nền tảng giá trị đạo đức, lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội. Tuổi trẻ là lực lượng chủ đạo trong mọi hoạt động xã hội, từ đó chúng ta cần khuyến khích và hỗ trợ họ tham gia vào các hoạt động thiết thực, xây dựng cộng đồng và giữ vững các giá trị nhân văn.

Với những góc nhìn này, việc nghị luận và bàn về con đường phía trước của tuổi trẻ không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là trách nhiệm của cả xã hội. Chúng ta cần tạo ra môi trường thuận lợi để tuổi trẻ phát triển toàn diện, mang lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng, từ đó xây dựng một tương lai tươi sáng và giàu đẹp cho đất nước.

Nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến con đường phía trước của tuổi trẻ - Mẫu 4

"Tuổi trẻ này mình cùng nhau

Khoác vai đi từ sáng tới đêm

Hát lên như chưa từng được hát

Là la la là lá lá la....."

Ngân nga trong từng câu hát của bài hát Bài ca tuổi trẻ, tôi nhận ra rằng mỗi người đều có một bài ca riêng cho tuổi xuân của mình. Có những bài ca thánh thót, yêu đời nhưng rồi cũng có những bài ca trầm lắng, buồn man mác. Dù bài ca tuổi trẻ của mỗi người là như thế nào thì chúng cũng được viết lên với nhiệm vụ trở thành một con người sống có ích, sống ý nghĩa và góp mình vào xây dựng Tổ quốc. Vì vậy, có thể nói rằng, tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước

Tuổi trẻ, cái tuổi mà người ta thường hay nói đến trong sứ mệnh và nhiệm vụ đối với Tổ Quốc là gì? Tuổi trẻ chính là lứa tuổi thanh thiếu niên, là lứa tuổi được phát triển đầy đủ nhất. Thế hệ trẻ được học tập và tích lũy kiến thức, nhằm xây dựng một tương lai rộng mở, đưa đất nước phát triển phồn thịnh, để sánh vai cùng với các cường quốc năm châu. Không chỉ vậy, tuổi trẻ hay còn gọi là tuổi xuân của đời người là lúc mà con người ta tràn trề nhất, giàu sức sống và có một trái tim mãnh liệt, cháy bỏng nhất. Đây là lứa tuổi mà những thanh thiếu niên mang trong mình bao nhiệt huyết muốn cống hiến cho đời, cho quê hương, đất nước. Thời điểm này cũng là thời điểm mà con người có một nguồn sức khoẻ, sức lực tốt nhất.

Chính vì những lợi thế trên cho nên tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước. Được học tập, phát triển và nghiên cứu khoa học, người trẻ sẽ đem những kiến thức, những gì mình tìm tòi, học hỏi được để đóng góp vào kho tàng chung của đất nước. Từ đó mà xây dựng nên một nền móng vững trãi cho đất nước được phát triển. Tương lai của đất nước là tuổi trẻ, tuổi trẻ bằng sức lực và tâm huyết của mình sẽ cống hiến trọn vẹn cho đất nước. Sở dĩ là như vậy bởi lẽ, một đất nước nếu có dân số già thì đất nước ấy sẽ rất khó để phát triển. Vì người già sức lao động sẽ giảm sút và không còn khỏe mạnh như lứa tuổi thanh thiếu niên. Những người trẻ là nguồn lao động dồi dào cho đất nước, họ có sức khỏe tốt, có kiến thức và còn cả một cuộc đời dài phía trước để giúp ích cho nước nhà.

Trên thực tế đã có rất nhiều những ví dụ chứng minh cho tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Trong lịch sử, ta có thể nhớ đến Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất Việt Nam: Nguyễn Hiền. Nguyễn Hiền nổi tiếng không chỉ bởi học vấn uyên thâm mà còn bởi thái độ sống dứt khoát, nhiệt thành. Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên vào năm 13 tuổi, điều này cho thấy tuổi trẻ, sức trẻ có một nguồn năng lượng và tích lũy kiến thức nhiều như thế nào. Kế đến là chị Võ Thị Sáu, chị đã cống hiến rất nhiều cho đất nước trong thời kỳ chiến tranh khi chị làm một nữ du kích, một người liên lạc thông tin. Chị đã hy sinh khi mới 18 tuổi, góp mình vào công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc khi tuổi còn rất trẻ. Còn ở hiện tại, rất nhiều những người trẻ vẫn ngày ngày cống hiến cho đất nước. Điều đó thể hiện qua các trách nhiệm xã hội của họ. Điển hình là các doanh nghiệp, các công ty, ngoài việc đưa các sản phẩm của Việt Nam ra thế giới thì họ còn dùng thành công của mình để quyên góp từ thiện cho các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Để phát huy được vai trò của tuổi trẻ đối với đất nước thì Đảng và chính phủ cần có những chính sách đúng đắn để phát triển được hết những khả năng cũng như tầm quan trọng của thế hệ trẻ. Đất nước phải tạo cơ hội được học tập và phát triển cho mỗi cá nhân, dù ở đồng bằng hay vùng sâu vùng xa. Ngược lại, thế hệ thanh thiếu niên cũng cần phải cố gắng học tập, nỗ lực hết sức mình để cống hiến cho đất nước ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ đi trước và công ơn của Hồ Chủ Tịch.

Belinsky đã từng nói: "Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời", tôi và những người bạn cùng chăng lứa sẽ dùng cả thanh xuân và nhiệt huyết của mình để hiến dâng cho Tổ Quốc. Để làm được như vậy thì trước hết, tôi và các bạn hãy cùng nhau tìm ra lí tưởng, tìm ra đam mê của chính bản thân mình. Có lí tưởng, có khao khát rồi thì mới có thể vạch ra được con đường đúng đắn cho tương lai sau này.

Nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến con đường phía trước của tuổi trẻ - Mẫu 5

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ chóng mặt và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống con người. Đây là một cuộc cách mạng quan trọng, không chỉ đưa thế giới vào một kỷ nguyên mới mà còn mở ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia.

Theo định nghĩa, cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp của nhiều công nghệ như trí tuệ nhân tạo, máy học, Internet of Things (IoT), blockchain, và nhiều công nghệ khác, nhằm tạo ra một môi trường số hoá, tự động hóa và thông minh trong các ngành công nghiệp. Từ đó, các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp sẽ có chất lượng cao hơn, chi phí sản xuất giảm và thời gian sản xuất cũng được rút ngắn.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số và đổi mới mô hình kinh doanh. Các công ty đã phải thay đổi cách làm việc của mình, tập trung vào các mô hình kinh doanh mới và các sản phẩm, dịch vụ mang tính sáng tạo để tận dụng những tiềm năng mới mà công nghệ cung cấp.

Tuy nhiên, để đạt được những lợi ích của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc tạo ra và áp dụng công nghệ mới chỉ là một phần trong sự thành công. Để thực sự đạt được mục tiêu của cuộc cách mạng này, chúng ta cần phải thay đổi cả tư duy và phương thức làm việc của chúng ta.

Trước tiên, chúng ta cần phải thay đổi tư duy của mình. Thay vì chỉ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu ngắn hạn, chúng ta cần phải hướng đến những giải pháp dài hạn và bền vững. Điều này bao gồm việc tập trung vào việc sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu lãng phí và đẩy mạnh phát triển các công nghệ xanh hơn.

Thứ hai, chúng ta cần phải thay đổi phương thức làm việc của mình. Đối với các công ty, điều này có nghĩa là chú trọng vào việc tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt và thân thiện với công nghệ. Điều này cho phép nhân viên làm việc một cách hiệu quả hơn và giúp họ thích nghi với những thay đổi liên quan đến công nghệ. Đối với các cá nhân, điều này có nghĩa là chúng ta cần phải liên tục cập nhật kiến thức về công nghệ và học hỏi cách sử dụng chúng để đạt được hiệu quả cao nhất.

Cuối cùng, để đạt được lợi ích của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cần phải thay đổi cả cách suy nghĩ và hành động của mình. Chúng ta cần phải tập trung vào việc tạo ra giá trị cho xã hội bằng cách sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế và đem lại lợi ích cho con người. Chúng ta cũng cần phải học cách đối mặt với những thay đổi liên quan đến công nghệ và tận dụng những cơ hội mới để tạo ra những giá trị mới cho xã hội.

Nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến con đường phía trước của tuổi trẻ - Mẫu 6

Để xây dựng một đất nước giàu mạnh, tốt đẹp, phồn vinh thì mỗi cá nhân đều cần chung tay xây dựng, góp sức mình vào công cuộc gây dựng ấy. Chính vì mục tiêu cao cả ấy, mỗi người cần có ý thức sống và làm việc có ích để hướng tới một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn.

Sống có ích là gì? Chính là lối sống lành mạnh, không sa vào các tệ nạn xã hội, sống đẹp biết giúp đỡ người và cũng cần có trách nhiệm cho bản thân. Sống có ích chính là lối sống được vạn người phấn đấu, luôn vì cũng những điều tích cực mà hoàn thiện bản thân, không ngừng học tập để phát triển

Việc sống có ích sẽ mang đến rất nhiều điều tích cực không chỉ cho bản thân, gia đình mà toàn xã hội. Mỗi một cá thể tuy nhỏ bé, nhưng khi tất cả mọi người đều làm việc có ích để tạo nên một cộng đồng vững bền. Khi bản thân mình biết sống đẹp, sẽ kéo theo những người khác cũng luôn có cái nhìn hướng thiện hơn, nhờ đó xã hội cũng trở nên an bình hơn. Sống có ích mỗi ngày, không phân biệt thế hệ giới tính. “ Người nhỏ làm việc nhỏ”, trẻ nhỏ biết vâng lời bố mẹ, ngoan ngoãn học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác hồ đã là biết cách sống có ích. Khi lớn lên, trở thành những người học sinh, đoàn viên, đội viên chúng ta biết cách chăm lo cho bạn bè gia đình, biết giúp đỡ những người khó khăn hơn. Có những bạn trẻ không quản khó khăn, mưa nắng cõng bạn bị khuyết tật đến trường- đó là những tấm gương sáng trong việc sống có ích. Sống có ích giống như trồng cây, chúng ta nuôi nấng chăm sóc từ những điều nhỏ nhặt, sẽ có ngày cũng ta gặt hái được quả ngọt. Khi bạn bè biết quan tâm, giúp đỡ nhau học tập là ta đã giúp cho kiến thức, tương lai của các bạn được sáng hơn, giúp cho bố mẹ các bạn được vui vẻ, phấn khởi hơn khi con mình càng tiến bộ.

Ngay ở trong gia đình, ta biết giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, nghe lời dạy bảo, chăm chỉ học hành là đã trở thành những người sống có ích. Để sau này, khi trưởng thành hơn, ta có thể giúp đỡ biết bao người khác. Ngay cả những người lớn, khi họ biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, không vì mưu cầu danh lợi mà bán đứng tập thể, xã hội cũng là một biểu hiện của việc sống có ích. Xuất phát từ những việc làm rất nhỏ bé nhưng thiết thực như: ngoài chăm chỉ làm việc, xây dựng công ty vững mạnh, phát triển, họ còn biết san sẻ giúp đỡ người hoạn nạn, biết lắng nghe tâm sự với đồng nghiệp, giúp họ vượt qua khó khăn. Có những danh nhân tuy họ vô cùng thành công và giàu có, nhưng họ sẵn sàng lăn xả vào những hoạt động từ thiện, giúp đỡ các gia đình ở vùng thiên tai lũ lụt, hay chi một số tiền rất lớn để giúp đỡ người hoạn nạn. Ngoài ra, họ còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn người nghèo, vậy đó là lối sống có ích, mang những điều tích cực cho xã hội.

Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn có rất nhiều sống ích kỉ, không có một mục tiêu, lối sống rõ ràng. Cả ngày chỉ biết ăn bám, dựa dẫm vào người khác. Họ chỉ biết lo nghĩ cho bản thân, sa đà vào các tệ nạn xã hội với tâm lý, một mình bản thân họ làm gì nghĩ gì cũng chẳng ảnh hưởng đến ai. Hay những quan chức cấp cao chỉ biết kiếm tiền, mưu lợi cho bản thân mà gạt bỏ lợi ích của nhân dân thì sẽ gây nên biết bao hậu quả như thế nào. Cuộc sống là một chuỗi ngày khó khăn, cám dỗ, làm người tốt tuy dễ mà lại rất khó. Chính vì vậy, bản thân chúng ta phải vững vàng, sống tích cực để nhìn thấy những nhân quả tốt đẹp từ những điều mà chúng ta đã hành động.

Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp, tràn ngập nụ cười và sự chia sẻ. Chỉ cần mỗi người khó khăn, nhận được một chút sự hỗ trợ từ người khác cũng có thể biến thành bàn đạp tinh thần hết sức to lớn cho họ vươn lớn. Nếu mỗi cá nhân đều nhận thức được tệ nạn xã hội là xấu, cần phải bảo vệ môi trường, sống tốt sống khỏe thì chắc chắn ai ai cũng được hưởng những điều tốt đẹp.

Nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến con đường phía trước của tuổi trẻ - Mẫu 7

Mỗi chúng ta được sinh ra và lớn lên trong một môi trường hòa bình và tự do như hiện nay, đều may mắn vô cùng. Tuy nhiên, điều này không nên khiến chúng ta trở nên thụ động hay lãng phí trong xã hội. Ngay cả trong thời bình, chúng ta vẫn cần phải có trách nhiệm đối với quê hương và đất nước của mình. Mặc dù mỗi người có quan điểm và trách nhiệm riêng, nhưng là người trẻ, chúng ta cần phải sống có hoài bão và ước mơ.

Tuổi trẻ là hai từ rất đỗi hoài niệm và thiêng liêng. Đó là lúc tâm hồn và cuộc sống của chúng ta tràn đầy những ước mơ, hoài bão, những khát khao cháy bỏng phi thường. Ước mơ là những khao khát, mong muốn con người muốn đạt được. Hoài bão lại là những giấc mơ lớn, là những cái đích lớn lao mà con người luôn hướng về. Mỗi chúng ta đều cần có ước mơ, hoài bão và sự nỗ lực để khiến cho cuộc sống thêm rực rỡ hơn. Những ước mơ, hoài bão như một chiếc dây cót cho ta thêm động lực, nhưng để đạt được thành quả mong muốn, chúng ta buộc phải hành động. Ắt hẳn, chúng ta đều có những con đường và đích đến khác nhau, nhưng hãy nhớ rằng, hướng đi nào cũng đều có một điểm chung là sẽ bị giăng gài vào cái cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng này. Tuy nhiên, chỉ cần có sự nỗ lực và dám nghĩ dám làm, ta sẽ nhận lại được phần thưởng xứng đáng. Câu chuyện về Walt Disney chính là minh chứng rõ ràng cho việc thành công nhờ quyết tâm theo đuổi ước mơ. Ông là con thứ tư trong một gia đình nông dân nghèo và có một người cha rượu chè, bài bạc. Vì không có tiền học vẽ nên W.Disney dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Ông quyết tâm đến thành phố lớn để hiện thực hóa hoài bão. Sau này, cái tên W. Disney đã trở nên nổi tiếng thế giới với những bộ phim hoạt hình đỉnh cao. Thế giới cổ tích mà Disney tạo nên đã thắp sáng thêm hàng triệu ước mơ khác của trẻ em toàn cầu. W. Disney đã từng nói về bốn điều làm nên cuộc đời mình: mơ ước, can đảm, tin tưởng và suy nghĩ. Và đương nhiên, trên hành trình chinh phục ước mơ thì ta cần tỉnh táo, phân biệt rạch ròi giữa lý tưởng chân chính với suy nghĩ viển vông, hão huyền, xa rời thực tế. Những người không có ước mơ luôn vô định, chán nản. Những người này sẽ không thấy được giá trị, ý nghĩa của cuộc đời cũng như khó có được thành công trong cuộc sống. Hãy theo đuổi ước mơ của mình.

Mỗi người có một ước mơ và hoài bão riêng, nhưng khi chúng ta cùng hợp sức và cố gắng, chúng ta có thể xây dựng một đất nước mạnh mẽ hơn. Không ai hoàn hảo, nhưng khi chúng ta dám cố gắng hoàn thiện bản thân và tiến về phía trước, chúng ta sẽ thu hoạch được những thành tựu xứng đáng với những nỗ lực mà chúng ta đã bỏ ra. Chính bạn là người vẽ nên bức tranh cuộc đời bản thân. Đừng để bản thân phải hối hận, phải thốt lên hai từ “giá như”.

Nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến con đường phía trước của tuổi trẻ - Mẫu 8

"Tuổi trẻ này mình cùng nhau

Khoác vai đi từ sáng tới đêm

Hát lên như chưa từng được hát

Là la la là lá lá la....."

Ngân nga trong từng câu hát của bài hát Bài ca tuổi trẻ, tôi nhận ra rằng mỗi người đều có một bài ca riêng cho tuổi xuân của mình. Có những bài ca thánh thót, yêu đời nhưng rồi cũng có những bài ca trầm lắng, buồn man mác. Dù bài ca tuổi trẻ của mỗi người là như thế nào thì chúng cũng được viết lên với nhiệm vụ trở thành một con người sống có ích, sống ý nghĩa và góp mình vào xây dựng Tổ quốc. Vì vậy, có thể nói rằng, tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước

Tuổi trẻ, cái tuổi mà người ta thường hay nói đến trong sứ mệnh và nhiệm vụ đối với Tổ Quốc là gì? Tuổi trẻ chính là lứa tuổi thanh thiếu niên, là lứa tuổi được phát triển đầy đủ nhất. Thế hệ trẻ được học tập và tích lũy kiến thức, nhằm xây dựng một tương lai rộng mở, đưa đất nước phát triển phồn thịnh, để sánh vai cùng với các cường quốc năm châu. Không chỉ vậy, tuổi trẻ hay còn gọi là tuổi xuân của đời người là lúc mà con người ta tràn trề nhất, giàu sức sống và có một trái tim mãnh liệt, cháy bỏng nhất. Đây là lứa tuổi mà những thanh thiếu niên mang trong mình bao nhiệt huyết muốn cống hiến cho đời, cho quê hương, đất nước. Thời điểm này cũng là thời điểm mà con người có một nguồn sức khoẻ, sức lực tốt nhất.

Chính vì những lợi thế trên cho nên tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước. Được học tập, phát triển và nghiên cứu khoa học, người trẻ sẽ đem những kiến thức, những gì mình tìm tòi, học hỏi được để đóng góp vào kho tàng chung của đất nước. Từ đó mà xây dựng nên một nền móng vững trãi cho đất nước được phát triển. Tương lai của đất nước là tuổi trẻ, tuổi trẻ bằng sức lực và tâm huyết của mình sẽ cống hiến trọn vẹn cho đất nước. Sở dĩ là như vậy bởi lẽ, một đất nước nếu có dân số già thì đất nước ấy sẽ rất khó để phát triển. Vì người già sức lao động sẽ giảm sút và không còn khỏe mạnh như lứa tuổi thanh thiếu niên. Những người trẻ là nguồn lao động dồi dào cho đất nước, họ có sức khỏe tốt, có kiến thức và còn cả một cuộc đời dài phía trước để giúp ích cho nước nhà.

Trên thực tế đã có rất nhiều những ví dụ chứng minh cho tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Trong lịch sử, ta có thể nhớ đến Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất Việt Nam: Nguyễn Hiền. Nguyễn Hiền nổi tiếng không chỉ bởi học vấn uyên thâm mà còn bởi thái độ sống dứt khoát, nhiệt thành. Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên vào năm 13 tuổi, điều này cho thấy tuổi trẻ, sức trẻ có một nguồn năng lượng và tích lũy kiến thức nhiều như thế nào. Kế đến là chị Võ Thị Sáu, chị đã cống hiến rất nhiều cho đất nước trong thời kỳ chiến tranh khi chị làm một nữ du kích, một người liên lạc thông tin. Chị đã hy sinh khi mới 18 tuổi, góp mình vào công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc khi tuổi còn rất trẻ. Còn ở hiện tại, rất nhiều những người trẻ vẫn ngày ngày cống hiến cho đất nước. Điều đó thể hiện qua các trách nhiệm xã hội của họ. Điển hình là các doanh nghiệp, các công ty, ngoài việc đưa các sản phẩm của Việt Nam ra thế giới thì họ còn dùng thành công của mình để quyên góp từ thiện cho các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Để phát huy được vai trò của tuổi trẻ đối với đất nước thì Đảng và chính phủ cần có những chính sách đúng đắn để phát triển được hết những khả năng cũng như tầm quan trọng của thế hệ trẻ. Đất nước phải tạo cơ hội được học tập và phát triển cho mỗi cá nhân, dù ở đồng bằng hay vùng sâu vùng xa. Ngược lại, thế hệ thanh thiếu niên cũng cần phải cố gắng học tập, nỗ lực hết sức mình để cống hiến cho đất nước ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ đi trước và công ơn của Hồ Chủ Tịch.

Belinsky đã từng nói: "Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời", tôi và những người bạn cùng chăng lứa sẽ dùng cả thanh xuân và nhiệt huyết của mình để hiến dâng cho Tổ Quốc. Để làm được như vậy thì trước hết, tôi và các bạn hãy cùng nhau tìm ra lí tưởng, tìm ra đam mê của chính bản thân mình. Có lí tưởng, có khao khát rồi thì mới có thể vạch ra được con đường đúng đắn cho tương lai sau này.

Nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến con đường phía trước của tuổi trẻ - Mẫu 9

Tuổi trẻ, một giai đoạn trong cuộc đời đầy hoài niệm và thiêng liêng, nơi tâm hồn chúng ta tràn đầy những ước mơ và hoài bão, những khao khát cháy bỏng vô cùng. Ước mơ là những khát khao, những mong muốn mà con người muốn thực hiện trong cuộc sống. Hoài bão, ngược lại, là những mục tiêu lớn lao, những ước mơ cao cả mà chúng ta hướng đến. Chúng ta cần những ước mơ và hoài bão để tạo sự động viên, nhưng để biến chúng thành hiện thực, chúng ta phải bắt đầu hành động.

Mỗi người có những con đường và mục tiêu riêng biệt, nhưng tất cả đều phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, quyết tâm và sự nỗ lực sẽ giúp chúng ta đạt được những thành tựu xứng đáng. Chuyện về cuộc đời của Walt Disney là minh chứng rõ ràng cho việc thành công bằng quyết tâm theo đuổi ước mơ. Ông đã khởi đầu từ một gia đình nông dân nghèo, với một người cha có nghiện rượu và đánh bạc. Vì không đủ tiền để học vẽ, Walt Disney đã sử dụng than để tạo ra các bức tranh trên giấy vệ sinh. Nhưng ông không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình, và sau này, tên của ông trở nên nổi tiếng toàn cầu với những bộ phim hoạt hình xuất sắc. Thế giới mà Disney tạo ra đã thắp sáng hàng triệu ước mơ của trẻ em trên khắp thế giới.

Walt Disney đã nói rằng có bốn yếu tố làm nên cuộc đời ông: ước mơ, can đảm, niềm tin và suy nghĩ. Trên hành trình chinh phục ước mơ, chúng ta cần phải tỉnh táo, phân biệt giữa lý tưởng thực tế và suy nghĩ xa vời, không thực tế. Những người không có ước mơ thường trở nên vô định và chán nản, không nhận thấy giá trị và ý nghĩa của cuộc đời, và khó có thể đạt được thành công trong cuộc sống. Vậy nên, hãy theo đuổi ước mơ của bạn, bạn là người điều khiển và vẽ nên bức tranh cuộc đời của mình. Đừng để mình phải hối tiếc và nghĩ "giá như".

Nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến con đường phía trước của tuổi trẻ - Mẫu 10

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta

Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.

Câu hát đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm về việc sống có ích và cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội.

Sống có ích là gì? Sống có ích chính là việc mỗi chúng ta sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên trong cuộc sống và chan hòa, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, có ý thức cống hiến cho cuộc đời. Mỗi người muốn trở thành một công dân tốt trước hết phải có tư duy tích cực và cố gắng sống có ích. Còn cống hiến là sự hy sinh bản thân, là dốc lòng đóng góp công sức vào việc chung của tập thể, cộng đồng. Đối với thời đại hiện nay, sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là của thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng.

Ta có thể thấy được sự cống hiến của thế hệ trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Trong thời chiến, họ là những thanh niên xung phong xả thân mình vì độc lập tự do của Tổ quốc. Trở lại thời bình, thế hệ trẻ lại miệt mài học tập, rèn luyện đem lại những tấm huy chương sáng giá, không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo những cái mới góp phần xây dựng đất nước. Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc. Việc làm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định vị thế trước toàn thế giới.

Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, hay lười nhác, ỷ lại ta phải lên án những hành động ích kỷ đó và bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn. Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp.

Là học sinh, là thế hệ trẻ của đất nước, tôi cũng như các bạn hãy học tập, rèn luyện bản thân để góp một phần nhỏ bé của mình cống hiến cho quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Đánh giá

0

0 đánh giá