TOP 10 Tranh biện Cần cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố 2025 SIÊU HAY

257

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Tranh biện Cần cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Tranh biện Cần cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố

Đề bài: Tranh biện về một vấn đề đời sống - Cần cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố.

Top 30 Tranh biện về một vấn đề đời sống (điểm cao)

Tranh biện Cần cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố - Mẫu 1

Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay chúng em sẽ tranh biện về một vấn đề thời sự của xã hội dạo gần đây, đó là vấn đề cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố.

Việc cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố là một biện pháp nhằm giảm thiểu tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân. Tuy nhiên, vấn đề này cũng gây ra nhiều tranh cãi và phản ứng từ dư luận. Dưới đây là quan điểm của nhóm em về vấn đề này:

Việc cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố là một biện pháp cần thiết để giảm tắc nghẽn giao thông và cải thiện môi trường sống. Thành phố lớn ngày nay đang đối mặt với vấn đề quá tải giao thông, khi mật độ phương tiện ngày càng gia tăng, dẫn đến ách tắc kéo dài và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, việc hạn chế ô tô cá nhân đi vào khu vực trung tâm là hướng đi đúng đắn và cần thiết.

Một trong những lý do chính để áp dụng biện pháp cấm ô tô là giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương tiện giao thông cá nhân đóng góp lớn vào khí thải và ô nhiễm âm thanh trong các thành phố. Bằng việc hạn chế ô tô đi vào trung tâm, chúng ta có thể cải thiện chất lượng không khí và giảm thiểu các vấn đề sức khỏe liên quan đến ô nhiễm.

Thêm vào đó, biện pháp này còn giúp cải thiện hiệu quả giao thông và an toàn cho người đi bộ. Khu vực trung tâm thành phố thường có mật độ người đi bộ cao, và việc hạn chế ô tô sẽ giúp tăng tính an toàn cho họ, giảm nguy cơ tai nạn giao thông và tạo không gian sống thoải mái hơn.

Tuy nhiên, để thành công, việc cấm ô tô phải đi kèm với các biện pháp thay thế hợp lý như cải thiện và mở rộng hệ thống giao thông công cộng, xây dựng các bãi đỗ xe rộng rãi ở ngoại ô thành phố và khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng. Ngoài ra, chính quyền cần có kế hoạch quản lý hiệu quả và đảm bảo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Tóm lại, việc cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố không chỉ mang lại lợi ích lớn cho môi trường và giao thông mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đây là một biện pháp cần thiết và có thể thành công nếu được triển khai đúng đắn và có sự hỗ trợ từ cộng đồng và các bên liên quan.

Bài tranh luận của nhóm em đến đây là kết thúc. Rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được các ý kiến khác của nhóm bạn để chúng ta cùng đưa ra giải pháp tối ưu cho vấn đề này.

Tranh biện Cần cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố - Mẫu 2

Ngày 4/3, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải bài viết “Muốn giảm tắc đường phải áp dụng "5x5" cấm ô tô cá nhân đi trong nội thành” nêu quan điểm cá nhân của ông Mai Trọng Tuấn – một cựu phi công quân sự.

Ông Tuấn cho rằng, để chống ùn tắc cần áp dụng phương án cấm xe ô tô cá nhân vào trung tâm thành phố khoảng 5 tiếng mỗi ngày trong cả 5 ngày từ thứ 2 đến thứ 6.

Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tối ngày 5/3, TS.Nguyễn Xuân Thủy – nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải – một chuyên gia đã có hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu giao thông đô thị cho biết, ý tưởng của ông Mai Trọng Tuấn quá đơn giản và không thực tế.

Theo TS.Nguyễn Xuân Thủy, ô tô cá nhân nhiều lên chứng minh rằng nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển. Ô tô cá nhân là một phương tiện hiện đại, nó cơ động và tiện dụng, là sự lựa chọn ưu tiên của mọi người và mọi gia đình, không riêng Việt Nam mà mọi quốc gia khác cũng vậy.

“Giao thông được ví như mạch máu của nền kinh tế, do đó nếu chống ùn tắc bằng suy nghĩ đơn giản là cấm ô tô cá nhân thì chẳng khác gì cắt đứt mạch máu đó đi. Cái giỏi của những nhà quản lý là họ không cấm mà vẫn giải quyết được vấn đề, còn nếu cấm theo kiểu cơ học như vậy thì không phải là tư duy khoa học”, TS Thủy nêu quan điểm.

Cũng theo TS.Nguyễn Xuân Thủy, việc cấm xe ô tô cá nhân vào trung tâm Hà Nội hay TP.Hồ Chí Minh không giải quyết được căn bản vấn nạn ùn tắc giao thông, mà còn gây ra khó khăn với đời sống của hàng nghìn người dân, hàng nghìn gia đình.

TS. Thủy nói: “Có rất nhiều người phải đi làm 15 – 20 km, thậm chí xa hơn nữa, họ không thể đi xe máy mãi và việc cố gắng để mua được chiếc ô tô là hết sức văn minh, cho nên cấm người ta đi ô tô vào trung tâm giờ cao điểm là một cách giết chết sự văn minh.

Hàng nghìn gia đình cũng phải sử dụng ô tô làm phương tiện đưa đón con nhỏ đi học, ngày thường đã đành, còn những hôm mưa gió, lạnh đến thấu xương thì sao? Chẳng lẽ cả gia đình hàng ngày kéo nhau lên xe bus? Ngay cả taxi không phải lúc nào gọi cũng có, thế thì đời sống của họ sẽ thế nào?

Thế nên cấm ô tô vào trung tâm giờ cao điểm là một biện pháp cơ học hạn chế quyền đi lại của người dân và chắc chắn sẽ gây ra phản ứng”.

Bên cạnh đó, TS.Nguyễn Xuân Thủy cũng nêu lên thực trạng hiện nay, tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh hiện tại chỉ có xe buýt là phương tiện công cộng, và cũng chỉ đáp ứng được 8 – 10% nhu cầu đi lại của người dân.

Đồng thời, phải thẳng thắn nói rằng, xe buýt không thể đáp ứng hết nhu cầu đi lại và cũng không thực sự thuận tiện.

“Trong xã hội có nhiều loại công việc khác nhau và vì thế nhu cầu đi lại rất khác nhau, không thể nào mang công việc của người này áp đặt với người khác để bắt họ phải đi bằng một, hai loại phương tiện. Cũng chẳng có nước nào trên thế giới lại áp dụng những biện pháp mang tính cưỡng bức vô lý như thế.

Năm 2012 khi ông Tuấn nêu ra quan điểm này tôi đã từng nói rằng đề án của ông ấy biết một mà không biết hai. Đến bây giờ, tôi vẫn giữ nguyên quan điểm như vậy, mặc dù tôi hiểu rằng ông ấy cũng có tâm mong muốn giải quyết được vấn đề ùn tắc. Nhưng tôi không bao giờ tư duy theo hướng không quản lý được thì cấm, nó rất phản cảm”, ông Thủy chia sẻ.

Hà Nội hiện đã có khoảng 60 vạn xe ô tô cá nhân và TP.Hồ Chí Minh là khoảng 70 vạn, với tốc độ phát triển của nền kinh tế thì trong tương lai chắc chắn lượng xe cá nhân sẽ còn tăng hơn nữa.

Điều này đặt ra cho các nhà quản lý nhiều câu hỏi khó, làm thế nào vừa đảm bảo tốt nhu cầu đi lại của người dân, nhưng cũng kiểm soát được tình hình giao thông?

TS.Nguyễn Xuân Thủy nêu 4 vấn đề hết sức cần thiết cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là bài học cho các đô thị đang phát triển:

Thứ nhất, những lãnh đạo mới của hai thành phố cần rút kinh nghiệm sâu sắc từ những tồn tại đã xảy ra trong 15 năm trở lại đây. Hai thành phố này đều đang giải quyết những rắc rối của ùn tắc giao thông một cách bị động, tức là không đi trước đón đầu, mà khi nó đã diễn ra thì mới tìm cách đối phó. Đấy là lối tư duy cho thấy năng lực lãnh đạo yếu kém.

Chúng ta thử nhìn lại xem trong khoảng 15 năm trở lại đây những người quản lý thành phố này đã để cho biết bao nhà cao tầng mọc lên trong khu trung tâm, dẫn tới tăng dân số cơ học nhanh chóng, gây ra hậu quả tồi tệ của ngày hôm nay.

Thứ hai, để giảm bớt phương tiện cá nhân (bao gồm cả ô tô và xe máy) thì cách duy nhất là phải phát triển các loại phương tiện vận tải công cộng, trong đó chú ý ưu tiên các loại hình vận tải tận dụng không gian trên cao và trong lòng đất (như hệ thống Metro).

Khi nào người dân thấy phương tiện công cộng tốt và đảm bảo được nhu cầu đi lại thì tự khắc họ sẽ lựa chọn, đấy là cách quản lý thông minh, thay vì cấm hết cái này tới cái khác.

Thứ ba, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xây dựng gấp các trục đường lớn (xuyên tâm, hướng tâm, tiếp tuyến, vành đai, đường nối các đô thị vệ tinh), tăng cường các cầu vượt sông.

Triển khai các biện pháp nhằm hạn chế số điểm “giao cắt” giữa các dòng phương tiện, như: lập thể hoá và xây dựng cầu vượt ở các ngã tư lớn (thay vì các vòng xoay), phân luồng hợp lý cho các dòng xe.

Nâng cao hiệu quả hệ thống biển báo, đèn giao thông, áp dụng hệ thống giao thông thông minh. Kết hợp khoa học và chặt chẽ giữa kiến trúc và giao thông, xây dưng các thành phố vệ tinh, kéo dãn, giảm áp lực mật độ dân cư khu vực trung tâm thành phố.

Thứ tư, nhiều đô thị trên thế giới, giao thông đô thị đồng thời tận dụng cả dưới lòng đất, trên mặt đất và trên cao, nhưng ở nước ta chủ yếu chỉ có giao thông trên mặt đất. Đây là vấn đề trước sau gì Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ phải tính đến, bởi vì dân số sẽ còn tăng mà diện tích đất vẫn chỉ có vậy.

Đồng thời phải đẩy mạnh phát triển các đô thị vệ tinh, điều đó vừa thúc đẩy kinh tế các địa phương khác, tạo liên kết vùng mạnh mẽ, nhưng cũng giảm áp lực cho hai đô thị lớn nhất cả nước.

5+ Tranh biện Cần cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố (điểm cao)

Tranh biện Cần cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố - Mẫu 3

Đang cập nhật ...

Tranh biện Cần cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố - Mẫu 4

Đang cập nhật ...

Tranh biện Cần cấm ô tô đi vào trung tâm thành phố - Mẫu 5

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá