Tài liệu tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ngữ văn lớp 12 bộ Kết nối tri thức ngắn gọn, đầy đủ ý gồm có 03 bài tóm tắt tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 12.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 1
Va-ren là đảng viên Đảng xã hội Pháp nhưng đã phản bội lý tưởng của Đảng và được cử làm Toàn quyền Đông Dương. Lúc bấy giờ ở nước ta đang dấy lên phong trào đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. Trước sức ép của công luận, Va-ren hứa sẽ chăm sóc vụ việc ấy nhưng thực chất đó chỉ là lời hứa để xoa dịu công luận bấy giờ. Ra Hà Nội, hắn vào xà lim dụ dỗ Phan Bội Châu từ bỏ lý tưởng để hợp tác với Pháp. Suốt buổi gặp gỡ, Phan Bội Châu chỉ im lặng dửng dưng khinh bỉ trước sự đê hèn của Va-ren.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 2
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren, tên toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ và Phan Bội Châu, hiện là một người tù bị bắt giam vì hoạt động Cách mạng. Trong cuộc gặp gỡ tại nhà tù giam giữ Phan Bội Châu, Va-ren ra sức dùng lời lẽ dụ dỗ người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu phản bội dân tộc, làm tay sai cho Pháp. Những với tinh thần dân tộc, ý chí Cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã đáp trả Va-ren bằng thái độ dửng dưng, khinh bỉ thậm chí là nhổ vào mặt tên toàn quyền Đông Dương ấy.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 3
Va-ren từng là đảng viên của Đảng xã hội Pháp nhưng lại phản bội lí tưởng và đường lối của Đảng. Hắn được cử sang Đông Dương để lãnh đạo và nắm quyền làm ông chủ toàn quyền. Trong bối cảnh đó nhân dân ta đang đấu tranh gay gắt đòi phải thả Phan Bội Châu đang bị bắt giữ ở trong tù ra. Nhầm xoa dịu tình hình và trấn an dư luận nên Va-ren hứa sẽ đảm đương vụ việc và xử lí một cách công bằng nhanh gọn nhất. Tác phẩm đã khắc hoạ cuộc trò chuyện giữa Va-ren và nhà yêu nước Phan Bội Châu. Hắn đi vào nhà giam và đứng trước xà lim, thuyết phục nịnh nọt để nhà cách mạng của chúng ta phải từ bỏ suy nghĩ chống Pháp, từ bỏ đừng lối cách mạng của mình. Tuy nhiên trong suốt buổi Phan Bội Châu chỉ im lặng không nói một lời và tỏ thái độ khinh bỉ với ông toàn quyền Đông Dương kia. Qua đó thể hiện được bản chất mưu mô, bẩn thỉu của Va-ren, đại diện cho Đương Dương rộng lớn; và sự bất khuất, tinh thần đáng ngưỡng mộ của nhà cách mạng Phan Bội Châu tiêu biểu cho khí phách dân tộc.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 4
Va-ren là đảng viên Đảng xã hội Pháp nhưng đã phản bội lý tưởng lại sắp sang nhận chức toàn quyền Đông Dương. Lúc bấy giờ ở nước ta đang dấy lên phong trào đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. Trước sức ép của công luận, Va-ren thì gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương, hứa sẽ chăm sóc vụ việc ấy. Nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
Ra Hà Nội, hắn vào xà lim dụ dỗ Phan Bội Châu từ bỏ lý tưởng để hợp tác với Pháp. Suốt buổi gặp gỡ, Phan Bội Châu chỉ im lặng dửng dưng khinh bỉ sự đê hèn của Va-ren. Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 5
Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren - tên Toàn quyền Đông Dương nổi tiếng hách dịch và Phan Bội Châu- một chí sĩ yêu nước bị bắt giam khi đang hoạt động cách mạng sôi nổi. Dù Va-ren dùng những lời lẽ ngon ngọt để mua chuộc và dụ dỗ Phan Bội Châu phản bội dân tộc xong không thể nào làm lung lay ý chí kiên cường và lòng yêu nước cháy bỏng của cụ Phan. Phan Bội Châu đã khước từ, dửng dưng, thậm chí là phỉ nhổ để dạy cho tên Toàn quyền ấy một bài học nhớ đời.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 6
Sau 20 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, vào năm 1925 cụ Phan Bội Châu bị bắt ở Trung Quốc giải về nước kết án tù chung thân nhưng do sức ép công luận ở Pháp và ở Đông Dương buộc phải ra lệnh ân xá cụ Phan. Va-ren sang nhận chức toàn quyền ở Đông Dương hứa chăm sóc cụ Phan. Nội dung câu chuyện là sự tưởng tượng của Nguyễn Ái Quốc về cuộc hành trình của Va-ren sang Đông Dương đều được nghênh tiếp linh đình. Cuối cùng là cuộc gặp gỡ của Va-ren và Phan Bội Châu trong nhà tù để thấy được mưu đồ dụ giỗ trắng trợn, bịp bợm của Va-ren và sự im lặng dửng dưng thể hiện sự khinh bỉ trước trò bịp bợm của Phan Bội Châu đối với những trò lố chính thức của ông Va-ren.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 7
Đoạn trích khắc hoạ hai nhân vật có tính cách hoàn toàn đối lập nhau: Va-ren thì gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam. của dân tộc Việt Nam.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 8
Va-ren, trước đây là đảng viên Đảng xã hội Pháp, lại phản bội lý tưởng và đường lối của Đảng. Được cử sang Đông Dương để lãnh đạo và nắm quyền làm ông chủ toàn quyền, hắn đối mặt với cuộc đấu tranh của nhân dân đòi thả Phan Bội Châu đang bị giam giữ. Để xoa dịu tình hình và trấn an dư luận, Va-ren hứa sẽ đảm đương vụ án và giải quyết một cách công bằng và nhanh chóng nhất. Tác phẩm mô tả cuộc trò chuyện giữa Va-ren và nhà yêu nước Phan Bội Châu. Hắn thậm chí thuyết phục và nịnh nọt trước nhà cách mạng, mong chúng ta từ bỏ tư tưởng chống Pháp và lối cách mạng của mình. Tuy nhiên, suốt buổi gặp gỡ, Phan Bội Châu chỉ im lặng, không đáp trả và tỏ thái độ khinh bỉ với Toàn quyền Đông Dương. Điều này thể hiện sự mưu mô, bẩn thỉu của Va-ren, đồng thời là sự bất khuất, tinh thần đáng ngưỡng mộ của nhà cách mạng Phan Bội Châu, tiêu biểu cho khí phách dân tộc.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 9
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu kể về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren, Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ, và Phan Bội Châu, hiện đang bị giam giữ vì hoạt động Cách mạng. Trong cuộc gặp tại nhà tù, Va-ren dùng lời lẽ dụ dỗ Phan Bội Châu phản bội dân tộc, làm tay sai cho Pháp. Tuy nhiên, với tinh thần dân tộc và ý chí Cách mạng, Phan Bội Châu đáp trả Va-ren bằng thái độ dửng dưng, thậm chí là khinh bỉ và nhổ vào mặt Toàn quyền Đông Dương. Điều này thể hiện sự kiên cường, bất khuất của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù là Toàn quyền Đông Dương.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 10
Va-ren, thành viên Đảng xã hội Pháp, đã phản bội lý tưởng khi chuẩn bị nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Trong bối cảnh phong trào đòi tự do cho Phan Bội Châu đang nổi lên, Va-ren thể hiện tính gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Hứa sẽ chăm sóc vụ án, nhưng thực tế chỉ là lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận và nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
Khi gặp Phan Bội Châu tại Hà Nội, Va-ren cố gắng dụ dỗ ông từ bỏ lý tưởng để hợp tác với Pháp. Trong cuộc gặp, Phan Bội Châu im lặng, dửng dưng và khinh bỉ sự đê hèn của Va-ren. Thái độ này thể hiện sự kiên cường và bất khuất của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù là Toàn quyền Đông Dương.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 11
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 12
Đoạn trích đã thành công xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập là Phan Bội Châu và Va-ren. Một bên đại biểu cho dân tộc Việt kiên cường, bất khuất. Một bên đại diện cho bè lũ thực dân Pháp gian trá, lố lăng. Sự im lặng, khinh thường của Phan Bội Châu đã thể hiện được khí phách hiên ngang của dân tộc ta.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 13
Bằng giọng điệu hóm hỉnh, sắc sảo cùng trí tưởng tượng phong phú, câu chuyện đã khắc họa được hai nhân vật đại diện cho hai lực lượng xã hội đối lập lúc bấy giờ. Một bên là Phan Bội Châu - đại diện cho khí phách dân tộc với sự kiên cường, bất khuất. Còn một bên là Va-ren - đại diện cho thực dân Pháp với sự gian trá và lố bịch.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 14
Đoạn trích đã khắc họa hình ảnh người anh hùng Phan Bội Châu kiên cường, hiên ngang trước kẻ gian trá, lố bịch như Va-ren qua sự khinh bỉ, im lặng trong cuộc đối thoại. Từ đó, khẳng định ý chí bất khuất, vững vàng của dân tộc Việt Nam anh hùng trước thế lực xấu xa của kẻ xâm lược.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 15
“Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” xoay quanh Va-ren, từng là đảng viên của Đảng Xã hội Pháp, đã phản bội lý tưởng và đường lối của Đảng. Hắn được cử sang Đông Dương để nắm quyền làm toàn quyền. Trong bối cảnh nhân dân ta đang đấu tranh quyết liệt đòi thả Phan Bội Châu khỏi tù, Va-ren hứa sẽ xử lý vụ việc công bằng và nhanh chóng nhằm xoa dịu tình hình và trấn an dư luận. Tác phẩm miêu tả cuộc trò chuyện giữa Va-ren và nhà yêu nước Phan Bội Châu. Hắn vào nhà giam, đứng trước xà lim và dùng lời lẽ nịnh nọt để thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ chống Pháp và lý tưởng cách mạng của mình. Tuy nhiên, trong suốt cuộc gặp, Phan Bội Châu chỉ im lặng và tỏ thái độ khinh bỉ đối với Va-ren. Qua đó, tác phẩm làm nổi bật bản chất mưu mô và bẩn thỉu của Va-ren, đại diện cho chính quyền thực dân, và sự kiên cường, tinh thần đáng ngưỡng mộ của Phan Bội Châu, biểu trưng cho khí phách dân tộc.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 16
"Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" là câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren, toàn quyền Đông Dương thời bấy giờ, và Phan Bội Châu, một anh hùng cách mạng bị giam giữ. Trong cuộc gặp tại nhà tù, Va-ren không ngừng dùng những lời lẽ dụ dỗ Phan Bội Châu, mong muốn kẻ chí sĩ yêu nước này phản bội dân tộc và trở thành tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, với lòng yêu nước và ý chí cách mạng kiên định, Phan Bội Châu đã đáp lại Va-ren bằng sự im lặng đầy khinh bỉ, thậm chí ông còn nhổ vào mặt tên toàn quyền Đông Dương này.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 17
Văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là câu chuyện kể về cuộc gặp giữa Va-ren và Phan Bội Châu trong nhà tù giam giữ nhà cách mạng này. Trong buổi gặp, Va-ren không ngừng dùng những lời lẽ dụ dỗ để thuyết phục Phan Bội Châu phản bội lý tưởng dân tộc của mình và trở thành tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, với lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần cách mạng kiên cường, Phan Bội Châu đã phản ứng lại Va-ren bằng sự im lặng đầy khinh bỉ, thể hiện sự khinh thường đối với âm mưu đê hèn của Va-ren.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 18
Va-ren, một đảng viên của Đảng Xã hội Pháp, đã phản bội lý tưởng của mình và sắp nhận chức toàn quyền Đông Dương. Trong thời điểm đó, phong trào đòi tự do cho Phan Bội Châu đang dâng cao ở nước ta. Trước sức ép của dư luận, Va-ren hứa sẽ quan tâm đến vụ việc nhưng thực chất, đó chỉ là một lời hứa nhằm xoa dịu công luận. Khi đến Hà Nội, hắn vào xà lim để dụ dỗ Phan Bội Châu từ bỏ lý tưởng cách mạng và hợp tác với Pháp. Trong suốt cuộc gặp, Phan Bội Châu chỉ đáp lại bằng sự im lặng dửng dưng và khinh bỉ đối với những âm mưu đê hèn của Va-ren.
Tóm tắt Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Mẫu 19
“Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” miêu tả cuộc gặp giữa Va-ren, toàn quyền Đông Dương, và Phan Bội Châu, một nhà cách mạng bị giam giữ. Trong cuộc gặp tại nhà tù, Va-ren đã cố gắng thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ lý tưởng dân tộc và trở thành tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, Phan Bội Châu, với lòng yêu nước và lý tưởng cách mạng vững vàng, đã phản ứng bằng sự im lặng dửng dưng và khinh bỉ. Hành động này phản ánh sự xem thường của ông đối với sự hèn mọn và âm mưu của Va-ren.
Bố cục Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
- Phương án 1 (bám vào nội dung sự việc cụ thể được thuật kể tuần tự qua từng đoạn văn bản):
+ Phần 1 (Từ đầu đến "giam trong tù."): Mở đầu.
+ Phần 2 (Từ "Đến Sài Gòn" đến "vẫn nằm tù."): Trò lố 1 (Va-ren tuần du Sài Gòn).
+ Phần 3 (Từ "Từ Sài Gòn" đến "vẫn nằm tù."): Trò lố 2 (Triều đình Huế nghênh tiếp Va-ren).
+ Phần 4 (Từ "Nhưng chúng ta" đến "hiểu Phan Bội Châu."): Trò lố 3 (Va-ren vào nhà lao thuyết phục Phan Bội Châu hợp tác).
+ Phần 5 (Từ "Cuộc gặp gỡ" đến hết): Kết thúc.
- Phương án 2 (nhấn mạnh mối quan hệ giữa nhân vật chính với các đối tượng khác):
+ Phần 1 (Từ đầu đến "giam trong tù."): Mở đầu.
+ Phần 2 (Từ "Đến Sài Gòn" đến "vẫn nằm tù."): Toàn quyền Va-ren và dân chúng.
+ Phần 3 (Từ "Từ Sài Gòn" đến "vẫn nằm tù."): Toàn quyền Va-ren và triều đình An Nam.
+ Phần 4 (Từ "Nhưng chúng ta" đến "hiểu Phan Bội Châu."): Toàn quyền Va-ren và Phan Bội Châu.
+ Phần 5 (Từ "Cuộc gặp gỡ" đến hết): Lời kể của nhân chứng.