Sách bài tập KHTN 9 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Tính chất chung của kim loại

69

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 16: Tính chất chung của kim loại sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 16: Tính chất chung của kim loại

Câu 16.1 trang 43 Sách bài tập KHTN 9: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

A. vàng.

B. nhôm.

C. tungsten.

D. thủy ngân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Thủy ngân là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.

Câu 16.2 trang 43 Sách bài tập KHTN 9: Trước đây, người ta dùng kim loại tungsten làm dây tóc bóng đèn điện do có ưu điểm là

A. tính dẻo cao.

B. nhẹ và bền.

C. khả năng dẫn điện tốt.

D. nhiệt độ nóng chảy rất cao.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Kim loại tungsten có nhiệt độ nóng chảy rất cao nên được làm dây tóc bóng đèn điện.

Câu 16.3 trang 43 Sách bài tập KHTN 9: Nhận xét nào sau đây khi so sánh về tính chất vật lí của kim loại là không đúng?

A. Nhiệt độ nóng chảy: Hg < Al < W.

B. Tính dẻo: Al < Au < Ag. 

C. Độ cứng: Cs < Fe < W < Cr. 

D. Tính dẫn điện và nhiệt: Fe < Al < Au < Cu < Ag.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

khi so sánh về tính dẻo của kim loại thì Al < Ag < Au.

Câu 16.4 trang 43 Sách bài tập KHTN 9: Tính chất vật lí chung của kim loại là

A. tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.

B. tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.

C. tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.

D. tính dẫn nhiệt, dẫn điện, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Tính chất vật lí chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.

Câu 16.5 trang 43 Sách bài tập KHTN 9: Kim loại dẻo, màu trắng bạc, dẫn nhiệt tốt và có ứng dụng rộng rãi trong đời sống là

A. Al

B. Fe

C. Ag

D. Cu

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Al có tính dẻo, màu trắng bạc, dẻo, dẫn điện tốt và có ứng dụng rộng rãi trong đời sống.

Câu 16.6 trang 43 Sách bài tập KHTN 9:

a) Kim loại có các tính chất vật lí nào?

b) Dựa vào các tính chất vật lí khác nhau của kim loại, em hãy nêu ứng dụng của một số kim loại trong đời sống và sản xuất?

Lời giải:

a) Tính chất vật lí của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.

b) Ứng dụng của một số kim loại trong đời sống và sản xuất:

- Tính dẻo: làm đồ dùng phục vụ đời sống (giấy nhôm bọc đồ nướng, lon nước …), các vật dụng trang trí nội thất…

- Tính dẫn nhiệt: làm đồ dùng nấu ăn: xoong, nồi …

- Tính dẫn điện: làm dây điện, thiết bị dẫn điện …

- Tính ánh kim: làm đồ trang sức, các vật dụng trang trí nội thất …

Câu 16.7 trang 44 Sách bài tập KHTN 9: Quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:

Quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi sau Kim loại nào được dùng làm vật liệu

a) Kim loại nào được dùng làm vật liệu để sản xuất các vật dụng hay xây dựng công trình trên? Tại sao?

b) Hãy dự đoán tính chất hóa học của kim loại đó và đề xuất các thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán vừa nêu?

Lời giải:

a) Kim loại được dùng làm vật liệu để sản xuất các vật dụng hay xây dựng công trình trên là sắt. Vì sắt dẻo, dễ rèn, có độ bền cao.

b) Dự đoán tính chất hóa học:

Quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi sau Kim loại nào được dùng làm vật liệu

Câu 16.8 trang 44 Sách bài tập KHTN 9: Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các kim loại Zn, Al, Cu tác dụng với:

a) oxygen (O2);

b) chlorine (Cl2);

c) dung dịch H2SO4 loãng;

d) dung dịch FeSO4.

Lời giải:

Phương trình hóa học của các phản ứng kim loại với:

a) oxygen (O2):

2Zn + O2t°2ZnO

 

4Al + 3O2t°2Al2O3

 

2Cu + O2t°2CuO

 

b) chlorine (Cl2):

Zn + Cl2t°ZnCl2

2Al + 3Cl2t°2AlCl3

Cu + Cl2t°CuCl2

c) dung dịch H2SO4 loãng:

Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2

2Al + 3FeSO4  Al2(SO4)3 + 3Fe

Câu 16.9 trang 44 Sách bài tập KHTN 9: Em hãy tìm hiểu qua tài liệu học tập hoặc internet,… và cho biết:

a) Kim loại nào được dùng làm dây tóc bóng đèn, sợi đốt. Vì sao người ta lại dùng kim loại đó làm dây tóc của bóng đèn sợi đốt?

b) Vì sao ngày nay người ta lại ít sử dụng bóng đèn sợi đốt mà chủ yếu dùng bóng đèn LED?

Lời giải:

a) Kim loại được dùng làm dây tóc bóng đèn là tungsten (hay W, vonfram), bởi vì tungsten có nhiệt độ nóng chảy rất cao (3 370 oC), khi đạt đến một nhiệt độ nhất định sẽ phát sáng (nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy), do đó nó rất bền phù hợp cho việc dùng làm dây tóc bóng đèn.

b) Ngày nay người ta lại ít sử dụng bóng đèn sợi đốt mà chủ yếu dùng bóng đèn huỳnh quang, bởi vì:

+ Hiệu suất phát quang lớn, gấp khoảng 5 lần so với đèn sợi đốt.

+ Tuổi thọ khoảng 8 000 giờ, lớn hơn nhiều lần so với đèn sợi đốt.

+ Đèn sợi đốt có hiệu suất điện quang thấp, chỉ có 4% - 5% biến đổi thành quang năng, 95% - 96% tỏa nhiệt.

Câu 16.10 trang 44 Sách bài tập KHTN 9: Em hãy cho biết những phát biểu dưới đây đúng hay sai bằng cách đánh dấu  vào bảng theo mẫu sau:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau.

 

 

b) Các kim loại khác nhau sẽ có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

 

 

c) Tính dẫn nhiệt của các kim loại tăng theo thứ tự Ag, Cu, Al, Zn, Fe ….

 

 

d) Những kim loại có tỉ khối nhỏ hơn 5 g/cm3 là kim loại nhẹ, như Na, K, Mg, Al, …

 

 

e) Đa số kim loại đều phản ứng được với dung dịch acid loãng (HCl, H2SO4) và giải phóng khí hydrogen.

 

 

g) Chỉ khi bị đốt nóng ở nhiệt độ cao, các kim loại mới phản ứng với oxygen.

 

 

Lời giải:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau.

 

b) Các kim loại khác nhau sẽ có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

 

c) Tính dẫn nhiệt của các kim loại tăng theo thứ tự Ag, Cu, Al, Zn, Fe ….

 

d) Những kim loại có tỉ khối nhỏ hơn 5 g/cm3 là kim loại nhẹ, như Na, K, Mg, Al, …

 

e) Đa số kim loại đều phản ứng được với dung dịch acid loãng (HCl, H2SO4) và giải phóng khí hydrogen.

 

g) Chỉ khi bị đốt nóng ở nhiệt độ cao, các kim loại mới phản ứng với oxygen.

 

Lý thuyết Tính chất chung của kim loại

I. Tính chất vật lí của kim loại

1. Tính dẻo

Kim loại có tính dẻo nên có thể rèn, kéo dài thành sợi hoặc dát mỏng.

Những kim loại có tính dẻo cao là Au, Ag, Al, Cu, Fe.

2. Tính dẫn điện

Các kim loại có khả năng dẫn điện khác nhau. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, Cu, Au, Al,…

3. Tính dẫn nhiệt

Kim loại có tính dẫn nhiệt, các kim loại thường có khả năng dẫn nhiệt khác nhau.

4. Ánh kim

Kim loại có tính ánh kim nên một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác

5. Một số tính chất vật lí khác của kim loại

Khối lượng riêng

Nhiệt độ nóng chảy

Tính cứng

II. Tính chất hóa học

1. Phản ứng của kim loại với phi kim

- Tác dụng với oxygen

Nhiều kim loại khác như Ca, Fe, Cu,…có phản ứng với O2 tạo thành các oxide

Ví dụ:Lý thuyết KHTN 9 Bài 16 (Chân trời sáng tạo 2024): Tính chất chung của kim loại (ảnh 3)

- Tác dụng với phi kim khác

Ở nhiệt độ cao, các kim loại Mg, Cu, Fe, Al,… có phản ứng với S, Cl2 cho sản phẩm là các muối sulfide, chlorua.

Ví dụ:

 Lý thuyết KHTN 9 Bài 16 (Chân trời sáng tạo 2024): Tính chất chung của kim loại (ảnh 2)

2. Phản ứng của kim loại với dung dịch acid

Nhiều kim loại phản ứng với các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng,…) tạo thành muối và giải phóng khí H2

Ví dụ: 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2

Một số kim loại như Cu, Ag, Au,… không tác dụng với dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng,…)

3. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối

Kim loại hoạt động hóa học mạnh (trừ các kim loại K, Na, Ca,…) có thể đẩy được kim loại có mức hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới

Ví dụ: Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu

4. Phản ứng với nước

Một số kim loại như K, Na, Ca,… tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành hydroxide và khí H2

Ví dụ: 2Na + H2 2NaOH + H2

III. Một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng

Các kim loại khác nhau sẽ có một số tính chất riêng biệt. Bảng 16.2 dưới đây mô tả một vài sự khác biệt của ba kim loại thông dụng là nhôm, sắt và vàng.

 Lý thuyết KHTN 9 Bài 16 (Chân trời sáng tạo 2024): Tính chất chung của kim loại (ảnh 1)

Sơ đồ tư duy Tính chất chung của kim loại

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá