Sách bài tập KHTN 9 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Năng lượng tái tạo

162

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Năng lượng tái tạo sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 15: Năng lượng tái tạo

Câu 15.1 trang 39 Sách bài tập KHTN 9Nhóm nguồn năng lượng nào sau đây được xem là bền vững và ít tác động tiêu cực đến môi trường?

A. Than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên.

B. Ánh sáng mặt trời, gió và sóng biển.

C. Than đá, nhiên liệu hạt nhân và nhiên liệu hydrogen.

D. Ánh sáng mặt trời, nhiên liệu hạt nhân và dầu mỏ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ánh sáng mặt trời, gió và sóng biển được coi là các nguồn năng lượng tái tạo, có sẵn trong tự nhiên.

Câu 15.2 trang 39 Sách bài tập KHTN 9Nội dung nào sau đây không phải là ưu điểm của các nguồn năng lượng tái tạo?

A. Có trữ lượng vô tận trong tự nhiên.

B. Ít phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường.

C. Ít tác động tiêu cực tới môi trường sống.

D. Không phụ thuộc vào điều kiện địa lý và thời tiết.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Năng lượng tái tạo có các ưu điểm sau:

- Có trữ lượng vô tận trong tự nhiên.

- Ít phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường.

- Không phụ thuộc vào điều kiện địa lý và thời tiết.

Câu 15.3 trang 39 Sách bài tập KHTN 9Ở một nhà máy thủy điện, một dạng năng lượng được dự trữ trong hồ chứa. Năng lượng này sau đó được chuyển hóa qua các giai đoạn thành năng lượng hữu ích, hay năng lượng phát ra bởi nhà máy.

Hãy chọn hàng nêu đúng tên của dạng năng lượng dự trữ và năng lượng phát ở nhà máy trên.

 

Năng lượng dự trữ

Năng lượng phát

A.

Điện năng

Nhiệt năng

B.

Điện năng

Động năng

C.

Thế năng

Điện năng

D.

Động năng

Điện năng

 

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nhà máy thuỷ điện biến đổi thế năng của nước (năng lượng dự trữ từ các hồ chứa) thành điện năng (sau khi đi qua tuabin và máy phát điện).

Câu 15.4 trang 39 Sách bài tập KHTN 9Hình dưới đây là sơ đồ nguyên tắc làm việc của một hệ thống điện mặt trời áp mái cấp điện cho một hộ gia đình.

a) Mô tả nguyên tắc hoạt động của hệ thống.

b) Vì sao hệ thống này cần phải có thiết bị lưu trữ điện năng.

Hình dưới đây là sơ đồ nguyên tắc làm việc của một hệ thống điện mặt trời

 

Lời giải:

a) Vào ban ngày, các tấm pin mặt trời hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và biến đổi thành điện năng. Dòng điện sinh ra được mạch điều khiển công suất điều chỉnh lưu lượng cấp cho các thiết bị điện trong nhà và đồng thời nạp cho thiết bị lưu trữ điện năng. Khi cường độ ánh sáng giảm hoặc vào ban đêm, thiết bị lưu trữ điện năng sẽ cấp điện cho các thiết bị điện trong nhà.

b) Các tấm pin mặt trời chỉ phát điện vào ban ngày và khi thời tiết thuận lợi, vì vậy điện năng cần được lưu trữ và cấp điện ổn định vào ban đêm hoặc khi công suất giảm.

Câu 15.5 trang 40 Sách bài tập KHTN 9Kể tên một nhà máy điện gió mà em biết. Theo em, đâu là ưu điểm lớn nhất và nhược điểm lớn nhất của việc sản xuất điện từ sức gió?

Lời giải:

Học sinh tham khảo một số gợi ý sau:

- Một số nhà máy điện gió có thể kể tên: Quảng Trị 1, Bình Thuận, Bạc Liêu, Krông Búk, Ea H’Leo,…

- Ưu điểm lớn nhất của điện gió: Năng lượng gió là nguồn năng lượng tái tạo có trữ lượng vô tận.

- Nhược điểm lớn nhất của điện gió: Công suất phát không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Câu 15.6 trang 40 Sách bài tập KHTN 9Hình dưới đây là sơ đồ nguyên tắc hoạt động của một máy biến đổi năng lượng sóng và có tên gọi Wave Dragon và ảnh chụp cận cảnh một nguyên mẫu Wave Dragon đang hoạt động trên thực tế.

a) Nêu sự chuyển hóa năng lượng trong thiết bị này.

b) Hãy chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của việc phát điện từ sóng biển.

Hình dưới đây là sơ đồ nguyên tắc hoạt động của một máy biến đổi năng lượng sóng

Hình dưới đây là sơ đồ nguyên tắc hoạt động của một máy biến đổi năng lượng sóng

Lời giải:

a) Wave Dragon biến đổi cơ năng (năng lượng của sóng biển) thành điện năng.

b) Ưu điểm của việc phát điện từ sóng biển:

- Trữ lượng rất lớn và vô tận.

- Khai thác được cả ngày lẫn đêm.

- Không phát khí thải nhà kính.

Nhược điểm của việc phát điện từ sóng biển:

- Không ổn định, còn phụ thuộc điều kiện thời tiết.

- Công nghệ khá mới, chi phí đầu tư cao.

- Chi phí truyền dẫn điện cao.

- Gây ảnh hưởng đến đời sống sinh vật biển.

Câu 15.7 trang 41 Sách bài tập KHTN 9Bảng bên dưới cung cấp thông tin về ba loại bóng đèn khi chúng cung cấp độ sáng tương đương nhau.

Bảng bên dưới cung cấp thông tin về ba loại bóng đèn khi chúng cung cấp độ sáng

a) Loại đèn nào tiết kiệm năng lượng nhất?

b) Tính năng lượng tiêu thụ bởi mỗi đèn trong một tháng (30 ngày) theo đơn vị kWh. Giả sử mỗi ngày, đèn được sử dụng trong 5 giờ.

c) Em chọn loại đèn nào trong ba loại đèn trên để thắp sáng trong nhà?

Lời giải:

a) Đèn LED búp có công suất nhỏ nhất nên tiêu thụ năng lượng ít nhất và tiết kiệm nhất (với cùng thời gian sử dụng).

b) Năng lượng điện tiêu thụ với thời gian t= 30 × 5 h = 150 h

- Đèn LED: W1= P1t = 0,006 × 150 = 0,9 (kWh)

- Đèn sợi đốt: W2= P2t = 0,06 × 150 = 9 (kWh)

- Đèn huỳnh quang compact: W3= P3t = 0,015 × 150 = 2,25 (kWh)

c) Em chọn đèn có lượng điện năng tiêu thụ ít nhất và tuổi thọ lâu nhất, đó là đèn LED.

Câu 15.8 trang 41 Sách bài tập KHTN 9Hình dưới đây là sơ đồ chuyển hóa năng lượng của một bóng đèn dây tóc (hình a) và một bóng đèn LED (hình b).

a) Tính hiệu suất của mỗi bóng đèn.

b) Vì sao ngày nay bóng đèn LED được khuyến khích sử dụng trong thắp sáng, còn bóng đèn dây tóc ít được sử dụng.

Hình dưới đây là sơ đồ chuyển hóa năng lượng của một bóng đèn dây tóc

Lời giải:

a) Hiệu suất của bóng đèn được tính bằng tỉ số phần trăm giữa năng lượng có ích (quang năng) và năng lượng toàn phần (điện năng) cấp cho bóng đèn.

Bóng đèn dây tóc: H=6100× 100% = 6%

Bóng đèn LED: H=6100× 100% = 6%

b) Bóng đèn LED có hiệu suất lớn, tức là chuyển hóa năng lượng hiệu quả hơn, nên nó được khuyến khích sử dụng trong chiếu sáng.

Bóng đèn dây tóc có hiệu suất rất thấp (lãng phí năng lượng) nên ít được sử dụng.

Câu 15.9 trang 42 Sách bài tập KHTN 9Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Xu thế chuyển dịch năng lượng trên thế giới

Quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu đang có xu hướng tăng tốc nhanh trong những thập niên vừa qua. Khả năng cung cấp điện toàn bộ từ các nguồn năng lượng tái tạo và các dạng lưu trữ năng lượng hay sử dụng và các phương tiện giao thông sử dụng điện và pin nhiên liệu đang trở thành hiện thực tại nhiều quốc gia trên thế giới. Quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu sẽ giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tạo ra một thế giới phát triển bền vững hơn, công bằng hơn cho tất cả mọi người và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các thế hệ tương lai với không khí trong lành hơn, nước sạch hơn, sức khỏe của con người và điều kiện môi trường được nâng cao.

Trên quy mô toàn cầu, tổng năng lượng điện gió được lắp đặt vào năm 2018 là 51 GW và đối với điện mặt trời là 109 GW; theo dự báo tổng công suất điện gió toàn cầu năm 2050 sẽ nâng lên 590 GW và 400 GW với điện mặt trời.

Thực tế cho thấy, từ năm 2010, tổng công suất lắp đặt của các nguồn điện năng lượng tái tạo đã cao hơn so với các nguồn điện truyền thống sử dụng năng lượng hóa thạch. Điện năng cung cấp từ các nguồn năng lượng tái tạo (bao gồm cả thủy điện lớn) đã chiếm đến 25% tổng điện năng cung cấp trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, sản lượng xe điện mới trên thị trường thế giới đã đạt trên 2 triệu xe vào năm 2018, gấp 4 lần so với năm 2015, đưa tổng số xe điện lưu thông lên trên mức 5,6 triệu xe. Theo IEA, tính đến cuối năm 2021, có khoảng 16,5 triệu xe trên thế giới, gấp 3 lần so với năm 2018.

(Theo Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức,

NXB ĐHQG Hà Nội, 2023)

a) Sự chuyển dịch năng lượng trên thế giới ngày nay diễn ra theo chiều hướng nào?

b) Xu hướng chuyển dịch năng lượng biểu hiện cụ thể như thế nào trong lĩnh vực sản xuất điện và giao thông vận tải?

c) Xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới ngày nay đem lại lợi ích gì?

Lời giải:

a) Xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới ngày nay là giảm lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch, thay thế dần bằng các nguồn năng lượng tái tạo, sự dụng công nghệ mới lưu trữ năng lượng và pin nhiên liệu.

b) Trong lĩnh vực sản xuất điện, điện mặt trời và điện gió đã và đang phát triển nhanh. Tỉ trọng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tăng.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, xe điện đang có bước phát triển vượt bậc.

c) Xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tạo ra một thế giới phát triển bền vững hơn, và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các thế hệ tương lai với không khí trong lành hơn, nước sạch hơn, sức khỏe của con người và điều kiện môi trường được nâng cao.

Câu 15.10 trang 42 Sách bài tập KHTN 9Viết một bài luận ngắn (không quá một trang giấy) hoặc thiết kế một poster trình bày những điểm nổi bật của một nguồn năng lượng tái tạo mà em yêu thích.

Lời giải:

Học sinh tham khảo gợi ý sau:

Năng lượng mặt trời - tương lai sáng cho hành tinh xanh:

Năng lượng mặt trời, với nguồn cung cấp dồi dào và miễn phí, đang ngày càng khẳng định vị thế là một trong những nguồn năng lượng sạch và bền vững nhất.

Cách thức hoạt động: Ánh sáng mặt trời được chuyển hóa thành điện năng thông qua các tấm pin mặt trời. Khi ánh sáng chiếu vào pin, các electron trong vật liệu bán dẫn của pin sẽ di chuyển tạo thành dòng điện. Dòng điện này sau đó được chuyển đổi thành điện năng xoay chiều để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.

Ưu điểm nổi bật:

– Sạch và bền vững: Năng lượng mặt trời không gây ra khí thải nhà kính hay các chất ô nhiễm khác, góp phần bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

– Dồi dào và miễn phí: Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận, có mặt ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất.

– Linh hoạt: Các hệ thống năng lượng mặt trời có thể được lắp đặt ở nhiều quy mô khác nhau, từ các hộ gia đình đến các nhà máy điện lớn.

– Tuổi thọ cao: Các tấm pin mặt trời có tuổi thọ trung bình từ 25-30 năm.

Ứng dụng:

Năng lượng mặt trời được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:

– Cung cấp điện cho gia đình và các tòa nhà: Các hệ thống điện mặt trời mái nhà giúp giảm thiểu chi phí tiền điện và giảm thiểu sự phụ thuộc vào lưới điện quốc gia.

– Sản xuất điện quy mô lớn: Các nhà máy điện mặt trời đóng góp vào việc cung cấp điện cho các thành phố và khu công nghiệp.

– Sưởi ấm và làm mát: Năng lượng mặt trời có thể được sử dụng để sưởi ấm nước, không khí và các tòa nhà.

– Vận tải: Các phương tiện giao thông chạy bằng năng lượng mặt trời như ô tô điện, xe buýt điện đang ngày càng phổ biến.

So sánh với các nguồn năng lượng khác: So với các nguồn năng lượng hóa thạch, năng lượng mặt trời có nhiều ưu điểm vượt trội như không gây ô nhiễm môi trường, không phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu và có thể giảm thiểu chi phí năng lượng lâu dài.

Kết luận: Năng lượng mặt trời là một giải pháp bền vững cho các vấn đề năng lượng toàn cầu. Với những ưu điểm vượt trội, năng lượng mặt trời đang ngày càng được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm đầu tư. Việc phát triển và ứng dụng rộng rãi năng lượng mặt trời không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho tương lai.

Lý thuyết Năng lượng tái tạo

1. Ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo

- Năng lượng tái tạo là năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên

a. Năng lượng mặt trời

 Lý thuyết KHTN 9 Bài 15 (Chân trời sáng tạo 2024): Năng lượng tái tạo (ảnh 3)

- Ngày nay, các thiết bị khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời chủ yếu hoạt động bằng cách chuyển hóa năng lượng mặt trời thành nhiệt năng và điện năng

- Ưu điểm:

+ Có trữ lượng lớn, coi như vô hạn và có mặt ở khắp mọi nơi

+ Việc thu năng lượng mặt trời không phát thải khí nhà kính, không gây tiếng ồn

+ Các dụng cụ thu năng lượng mặt trời ngày càng được cải tiến linh hoạy, dễ lắp đặt và có thể tự động hóa

- Nhược điểm:

+ Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và không thể khai thác vào ban đêm

+ Rác thải từ các tấm pin mặt trời đã qua sử dụng cũng gây tác hại đối với môi trường

b. Năng lượng từ gió

Lý thuyết KHTN 9 Bài 15 (Chân trời sáng tạo 2024): Năng lượng tái tạo (ảnh 2) 

- Ngày nay, năng lượng từ gió chủ yếu được khai thác bởi các tuabin điện gió biến đổi động năng của gió thành điện năng

- Ưu điểm:

+ Có trữ lượng rất lớn, coi như vô hạn

+ Việc khai thác năng lượng từ gió không phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường

+ Có thể lắp đặt tua bin điện gió bất kì đâu nếu đủ lượng gió cần thiết

- Nhược điểm:

+ Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và vị trí khai thác

+ Các tuabin điện gió tạo tiếng ồn khi hoạt động và có thể gây nguy hiểm cho dân cư sinh sống trong khu vực lân cận khi xảy ra sự cố

+ Nhà máy điện gió cũng có ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ sinh thái và động vật hoang dã tại nơi xây dựng

c. Năng lượng từ dòng sông

- Ngày nay, năng lượng tử dòng sông chủ yếu được khai thác để phát điện. Ở nhà máy thủy điện, nước trong hồ chứa ở trên cao chảy xuống theo ống dẫn làm quay tuabin của máy phát điện; cơ năng của dòng nước được chuyển hóa thành điện năng.

- Ưu điểm:

+ Việc xây dựng các hồ chứa nước góp phần điều tiết lưu lượng nước ở hạ lưu.

+ Việc sử dụng không phát thải các chất khí ô nhiễm môi trường, giá thành thấp.

- Nhược điểm:

+ Việc xây dựng các hồ chứa nước làm giảm diện tích rừng

+ Có thể làm thay đổi hệ sinh thái của một vùng rộng lớn

+ Tiềm ẩn nguy cơ gây lũ lụt khi xảy ra sự cố vỡ đập.

d. Năng lượng từ sóng biển

Lý thuyết KHTN 9 Bài 15 (Chân trời sáng tạo 2024): Năng lượng tái tạo (ảnh 1) 

- Sóng biển là nguồn năng lượng tái tạo với trữ lượng rất lớn có thể khai thác để phát điện. Có nhiều dạng thiết bị chuyển đổi năng lượng từ sóng biển. Chúng hoạt động dựa vào nguyên tắc biến đổi cơ năng của sóng biển thành điện năng.

- Ưu điểm:

+ Có trữ lượng rất lớn, coi như vô hạn

+ Không tạo ra chất thải

+ Không nguy hại cho hệ sinh thái biến.

- Nhược điểm

+ Phụ thuộc vào điều kiện địa lí và thời tiết

+ Thiết bị chuyển đổi năng lượng từ sóng biển chỉ hoạt động hiệu quả khi có sóng lớn

+ Việc truyền tải năng lượng, vận hành và bảo trì thiết bị tốn kém.

2. Sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường

- Sử dụng hiệu quả năng lượng là việc áp dụng các biện pháp nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị, máy móc mà vẫn đảm bảo nhu cầu dặt ra đối với sản xuất và đời sống.

- Các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng là: đổi mới kĩ thuật và công nghệ; sử dụng thiết bị, máy móc hiệu suất cao; tắt thiết bị khi không sử dụng; tận dụng năng lượng từ thiên nhiên; ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo,...

- Bảo vệ mội trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường: sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường là: giữ vệ sinh môi trường xung quanh; trồng nhiều cây xanh; giảm lượng chất thải sinh hoạt; giảm lượng khí thải nhà kính và các chất gây ô nhiễm; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; tái sử dụng và tái chế vật liệu, ...

Sơ đồ tư duy Năng lượng tái tạo

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá