Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
Phần 1: 10 câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 16:Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng về lương thực?
A. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột.
B. Lương thực là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột trong thành phần thức ăn.
C. Lương thực bao gồm: thực vật, động vật và các sản phẩm chế biến.
D. Ngũ cốc là tên gọi có từ thời Trung Hoa cổ đại.
Lời giải
Đáp án C
Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây là không đúng về thực phẩm?
A. Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ động vật, thực vật.
B. Cá là thực phẩm tự nhiên.
C. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
D. Thực phẩm không bị biến đổi tính chất khi để lâu ngoài không khí.
Lời giải
Đáp án D
Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng …) khi để lâu ngoài không khí.
Câu 3: Các nguyên nhân khiến thực phẩm bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng)?
A. Để lâu ngoài không khí.
B. Trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau.
C. Bảo quản thực phẩm không đúng cách.
D. Cả 3 nguyên nhân: A, B, C.
Lời giải
Đáp án D
Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng …) khi để lâu ngoài không khí, khi trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau hoặc bảo quản không đúng cách.
Câu 4: Dấu hiệu nào sau đây cho biết một người bị ngộ độc sau khi ăn hay uống thực phẩm nhiễm độc?
A. Đau bụng.
B. Buồn nôn, nôn.
C. Đi ngoài nhiều lần.
D. Cả 3 dấu hiệu A, B, C.
Lời giải
Đáp án D
Sau khi ăn hay uống thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ hoặc thậm chí là sau 1 ngày) người bệnh đột ngột có những triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài nhiều lần, mất nước, có thể không sốt hoặc sốt trên 38o.
Câu 5: Các loại lương thực cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
A. Carbohydrate (chất đường, bột). B. Protein (chất đạm)
C. Lipit (chất béo). D. Vitamin.
Lời giải
Đáp án A
Các loại lương thực (gạo, ngô, khoai …) cung cấp chủ yếu là carbohydrate (chất đường, bột).
Câu 6: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
A. Cây lúa. B. Cây ngô.
C. Cây lúa mì. D. Cây nho.
Lời giải
Đáp án D
Cây nho không được xem là cây lương thực. Cây lương thực là những loại cây cung cấp tinh bột cho cơ thể như lúa gạo, lúa mì, ngô …
Câu 7: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
A. Gạo. B. Rau xanh.
C. Thịt. D. Gạo và rau xanh.
Lời giải
Đáp án C
Thịt là loại thức ăn chứa nhiều protein nhất trong số các loại thức ăn trên.
Câu 8: Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
A. Carbohydrate (chất đường, bột). B. Protein (chất đạm)
C. Lipit (chất béo). D. Vitamin.
Lời giải
Đáp án A
Ngô, khoai cung cấp chủ yếu là carbohydrate (chất đường, bột).
Câu 9: Nhận xét nào dưới đây là đúng về lương thực?
A. Lương thực là thức ăn chứa nhiều chất béo.
B. Rau xanh là lương thực.
C. Ngũ cốc là năm loại rau xanh.
D. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột.
Lời giải
Đáp án D
Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn.
Câu 10: Thực phẩm nào dưới đây không phải là thực phẩm tự nhiên?
A. rau xanh. B. trái cây
C. cá. D. đá vôi.
Lời giải
Đáp án D
Đá vôi không phải thực phẩm tự nhiên.
Phần 2: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
1. Sự cần thiết tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở các dạng hỗn hợp khác nhau. Tùy vào mục địch sử dụng, người ta sẽ tách các chất ra khỏi nhau theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ
+ Để loại bỏ những tạp chất ra khỏi nước giếng khoan, người ta thường sử dụng hệ thống lọc gồm nhiểu cột lọc, có khả năng glữ các chất bẩn và tạp chất để làm trong nước.
+ Máu là một hỗn hợp với thành phần gồm nhiều chất lỏng như: huyết tương, bạch cẩu, tiểu cẩu và hồng cầu. Khi thiếu máu hoặc mắc một số bệnh do thiếu hụt một trong các thành phẩn của máu, chúng ta cần phải truyền máu. Tiến hành tách riêng các thành phần của máu để có được thành phần cẩn sử dụng cho bệnh nhân. Sử dụng phương pháp li tâm để tách riêng các thành phần trong máu do chúng có kích thước và khối lượng riêng khác nhau.
2. Một số phương pháp đơn giản tách các chất ra khỏi hỗn hợp
- Phương pháp lọc: Dùng để tách chấtt rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.
Ví dụ: Sulfur là chất rắn không tan trong nước. Sử dụng phương pháp lọc để tách riêng bột sulfur ra khỏi nước.
- Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hồn hợp lỏng không đồng nhất
Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước gồm 2 chất lỏng không tan lẫn vào nhau. Hỗn hợp này có sự phân lớp của 2 chất lỏng với dầu ăn nhẹ hơn, nổi lên trên lớp nước. Sử dụng phương pháp chiết để tách riêng nước và dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn - nước.
- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hổn hợp lỏng
Ví dụ: Do muối ăn là chất rắn tan được trong nước nên không thể dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước. Mặt khác, muối ăn không bị hoá hơi khi đun nóng nên có thể dùng phương pháp cô cạn để làm bay hơi nước và thu được muối ăn ở dạng rắn.
Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp - Chân trời sáng tạo
Xem thêm các bài trắc nghiệm KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp
Trắc nghiệm Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
Trắc nghiệm Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
Trắc nghiệm Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào